Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/12/2020 | 7:53:41 AM

YênBái - Vào ngày thứ 2 đầu tuần và những ngày lễ lớn, nhà trường quy định các em học sinh đều mặc trang phục truyền thống; đưa các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian vào hoạt động trải nghiệm...; tổ chức thành công "Ngày hội văn hóa các dân tộc” với nhiều nội dung.

Cô và trò Trường  Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình tìm hiểu văn hóa truyền thống qua sách, báo.
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình tìm hiểu văn hóa truyền thống qua sách, báo.

Cô giáo Lê Thị Phố - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS huyện Yên Bìnhcho biết: Năm học 2020 - 2021, Trường có 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 277 học sinh, chủ yếu là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Cao Lan; trong đó, nhiều nhất là học sinh dân tộc Tày, chiếm 60%. 

Trong công tác dạy và học văn hóa, nhà trường triển khai thực hiện phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát huy năng lực học sinh; đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch tự học, phương pháp tự nghiên cứu tài liệu tạo sự hứng thú cho học sinh. 

"Ðể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, ngoài giờ học chính khóa, nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể nhằm tạo sân chơi, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, giúp học sinh nhận thức sâu sắc về văn hóa của dân tộc mình" - cô giáo Phố nói.

Bên cạnh đó, nhà trường còn đưa các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian vào hoạt động trải nghiệm. Qua đó, giúp học sinh có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. 

Vào ngày thứ 2 đầu tuần và những ngày lễ lớn, nhà trường quy định các em học sinh đều mặc trang phục truyền thống để giúp các em hiểu được ý nghĩa cũng như thêm yêu nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 

Việc bảo tồn văn hóa dân tộc và đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy tạo hiệu ứng tích cực. Học sinh không những được tìm hiểu về văn hóa của dân tộc mình mà còn biết được văn hóa, tập quán các dân tộc khác, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ trong học tập. 

Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hội thi với các trò chơi dân gian, thi trình diễn trang phục truyền thống… Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, lần đầu tiên nhà trường tổ chức thành công "Ngày hội văn hóa các dân tộc” với nhiều nội dung; trong đó, có các hoạt động như: trưng bày các sản phẩm văn hóa dân tộc, các món ăn dân tộc; thi trang phục dân tộc… giúp các em học sinh được tiếp cận, trải nghiệm, hiểu thêm về giá trị văn hóa truyền thống.

Thời gian tới, Trường PTDTNT THCS huyện Yên Bình quyết tâm thực hiện tốt song song giữa dạy và học văn hóa với nội dung gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; yêu cầu các thầy, cô giáo tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh và nắm bắt các nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc trên địa bàn. Nhà trường sẽ liên kết với các tổ chức, đặc biệt là các nghệ nhân dân gian để tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn...

Vũ Đồng

Tags Yên Bình Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình Dân tộc nội trú văn hóa truyền thống bản sắc văn hóa

Các tin khác
Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục