Thủ tướng yêu cầu xem xét sửa quy định chứng chỉ thăng hạng giáo viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2021 | 2:42:24 PM

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) về việc báo cáo nội dung liên quan đến các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức.

Giáo viên tại các địa phương đang đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên tại các địa phương đang đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan đến việc thời gian vừa qua, một số cơ quan báo chí phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý viên chức, Thủ tướng yêu cầu xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu nêu rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.

Bộ GD&ĐT báo cáo cụ thể về nội dung trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp. Đồng thời, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ đề xuất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3 này.

Báo chí trước đó phản ánh việc thời gian vừa qua, nhiều giáo viên và viên chức các ngành nghề khác nêu lên hàng loạt bất cập trong việc học, thi các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nhất là đối với giáo viên.

Chùm thông tư 01, 02 và 03 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 20/3, trong đó quy định rõ về tiêu chuẩn giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nếu không có loại chứng chỉ này giáo viên sẽ không giữ được hạng, thăng hạng đồng nghĩa họ sẽ không được tăng lương.

Vì thế từ nay đến cột mốc đó, giáo viên nhiều địa phương bắt đầu đổ xô đi học loại chứng chỉ nêu trên dù biết rằng việc học này chỉ là hình thức, học cho có.

(Theo VTC)

Các tin khác
Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương đạt thành tích cao tại kỳ thi WMTC.

Tham dự kỳ thi Toán thế giới WMTC, học sinh quận Ba Đình (Hà Nội) đã giảnh 41 giải, trong đó có 7 huy chương Vàng.

Ảnh minh họa

Với việc tiếng Hàn trở thành môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tổng số ngoại ngữ thí sinh có thể lựa chọn nâng lên thành 7.

Thí sinh được tư vấn tuyển sinh để hiểu rõ hơn về phương thức tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học.

Thời điểm này, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, trong đó có việc xây dựng dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non. Coi trọng tự chủ đại học, rộng cửa và tạo thêm nhiều thuận lợi cho thí sinh là định hướng được tiếp tục triển khai.

Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Mù Cang Chải và nhà tài trợ khai giảng lớp xóa mù.

Hội Khuyến học tỉnh vừa phối hợp với nhà tài trợ, các đơn vị liên quan khai giảng lớp xóa mù chữ cho 20 chị em xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục