Bộ Giáo dục- Đào tạo yêu cầu tăng cường quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/5/2021 | 2:08:58 PM

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục, các trường đại học, học viện, cao đẳng sư phạm về việc tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Kết quả thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua cho thấy công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các Sở Giáo dục Đào tạo, các Cục, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, vai trò quản lý của các cơ quan quản lý được nâng cao. Tuy nhiên công tác quản lý văn bằng chứng chỉ còn có những tồn tại, hạn chế, một số nội dung thực hiện chưa đúng quy định.

Để bảo đảm công tác quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ đúng quy định hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục Đào tạo, các Cục, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm tập trung ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản về quản lý văn bằng chứng chỉ theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Thông tư số 21/2019/TTBGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Nội dung văn bản phải quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của từng đơn vị, cá nhân, chế tài xử lý khi xảy ra sai phạm và chỉ quy định những nội dung Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT giao cho thủ trưởng cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý quy định.

Các cơ sở giáo dục cũng phải thực hiện cấp văn bằng chứng chỉ đúng quy định. Thực hiện việc quản lý văn bằng chứng chỉ chặt chẽ, khoa học, đúng quy định, trong đó đặc biệt chú trọng những nội dung như ký văn bằng chứng chỉ đúng thẩm quyền; Lập và quản lý sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ sổ cấp bản sao văn bằng chứng chỉ đúng quy định; Thực hiện việc in, quản lý, cấp phát phôi và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự chủ in, quản lý phôi văn bằng chứng chỉ theo quy định; Thực hiện công khai thông tin cấp văn bằng chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại Điều 26.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, xây dựng các phần mềm tra cứu để tạo thuận lợi người có văn bằng chứng chỉ, cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan tra cứu, xác minh, công nhận văn bằng chứng chỉ. Việc công khai thông tin cấp văn bằng chứng chỉ đồng thời phải bảo đảm quyền bảo mật thông tin cá nhân của người được cấp.

Kiên quyết dừng hoạt động các cơ sở không đủ điều kiện, sai phạm

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc việc tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp các loại chứng chỉ. Kiên quyết dừng hoạt động bồi dưỡng, sát hạch và cấp chứng chỉ của các cơ sở giáo dục không đủ điều kiện theo quy định hoặc có sai phạm.

Cụ thể, đối với chứng chỉ ngoại ngữ Thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Đối với chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin Triển khai thực hiện đúng Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐTBTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Các trung tâm sát hạch phải đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, nhân sự; cơ sở vật chất, ngân hàng câu hỏi thi, phần mềm tổ chức thi, việc thành lập Hội đồng thi, quy trình tổ chức và phê duyệt kết quả thi đúng thẩm quyền quy định. Ngoài ra, hoạt động của các trung tâm sát hạch phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh hoạt động tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học của nước ngoài trên địa bàn. Chỉ cho phép thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn đối với các đơn vị, tổ chức được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

(Theo VOV)

Các tin khác
Học sinh thành phố Yên Bái đã quen với hình thức học trực tuyến.

Thời điểm này là những tuần cuối cùng của năm học 2020-2021. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương đã buộc phải cho học sinh nghỉ học. Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã có những chỉ đạo kịp thời tới các địa phương, đơn vị trường học bảo đảm hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học.

Thí sinh TP HCM vui mừng khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chương trình năm học sẽ hoàn thành trước ngày 31/5, theo đúng khung kế hoạch ban hành từ đầu năm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đã cho học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Chấn nghỉ học từ ngày 3/5 đến hết ngày 9/5/2021 nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh. Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, trong thời gian học sinh nghỉ học, các cơ sở giáo dục tại các địa phương vẫn tổ chức dạy học trực tuyến, giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh học tập qua các công cụ, phần mềm dạy học.

Ảnh minh họa: Internet

Quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục