Yên Bái tham dự và ủng hộ tại Lễ phát động trực tuyến Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/9/2021 | 9:26:48 PM

YênBái - Tối 12/9, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Lễ phát động được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Tham dự Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em” tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành, đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.



Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cùng các đại biểu tham dự Lễ phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" tại điểm cầu Yên Bái.

Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em” là hoạt động nhằm thực hiện Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục - đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. 

Chương trình nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong xã hội ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến. 

Nội dung hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến gồm bảo đảm việc phủ sóng di động; hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến cho học sinh và một số phần mềm dạy học trực tuyến nhằm góp phần trang bị phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh khó khăn trên cả nước, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.

Chương trình hướng tới phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Đồng thời, Chương trình cũng sẽ phủ sóng 100% điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc.

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1, trong năm 2021: Dự kiến huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.

Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2023: Tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để thực hiện học trực tuyến phù hợp với tình hình mới.



Quang cảnh Lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Phát biểu và phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn được tiếp cận bình đẳng với những gì Đảng, Nhà nước đã dành cho nhân dân. 

Thủ tướng nhấn mạnh, Chương trình "Sóng và máy tính cho em" là giải pháp tình thế nhưng phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đây là phương thức mới nên đòi hỏi thầy cô, chuyên gia, học sinh phải điều chỉnh nội dung, khối lượng để học sinh tiếp thu bài tốt nhất. Thủ tướng chia sẻ đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cùng với đó, chương trình sẽ góp phần tiến tới phủ sóng Internet, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, phát triển xã hội số.

Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời triển khai Chương trình; ghi nhận tấm lòng tương thân, tương ái của các doanh nghiệp, mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch COVID-19, vẫn tích cực tham gia và sẵn lòng ủng hộ Chương trình. 

Thủ tướng đề nghị việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em cần được tiến hành sớm để đảm bảo an toàn trường học; Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt việc phủ sóng Internet và xây dựng tiêu chí hỗ trợ máy đảm bảo công khai, minh bạch và tiếp tục hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình; Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng và thống nhất chương trình dạy học trực tuyến... 

Ngay tại Lễ phát động, Chương trình đã nhận được trên 1.030.000 máy tính. Sự chung sức chung lòng của các cấp, các ngành, địa phương, tổ chức sẽ tiếp thêm động lực cho học sinh nghèo trong cả nước được học tập để "không ai bị bỏ lại phía sau”, "dừng đến trường nhưng không dừng học" trong điều kiện đặc biệt vì đại dịch.

Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong buổi tối 12/9, nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia ủng hộ Chương trình với tổng trị giá 320 triệu đồng.



Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, ngay sau phát động của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tham gia ủng hộ chương trình với tổng trị giá 320 triệu đồng. Ảnh: Viettel Yên Bái ủng hộ Chương trình 100 triệu đồng.

Thanh Chi – Đức Toàn

Tags Yên Bái lễ phát động trực tuyến chương trình Sóng và máy tính cho em ủng hộ

Các tin khác
Tiết mục múa của học sinh Trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, năm học 2020-2021.

TP Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu đang hoàn tất thủ tục để miễn học phí học kỳ 1 cho học sinh các cấp.

Việc duy trì các Câu lạc bộ văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh Yên Bái góp phần nuôi dưỡng thói quen và nhu cầu học tập thường xuyên cho mỗi người dân. (Trong ảnh: Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian xã Tân Hương, huyện Yên Bình)

Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 167 ngày 9/9/2021 về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021.

Chương trình nhằm huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua.

Học sinh trường THCS Yio Chu Kang, Singapore.

Bộ Giáo dục Singapore cho phép thí sinh tiếp xúc gần (F1) với người mắc Covid-19, không trong thời gian cách ly, được dự thi quốc gia nếu test nhanh âm tính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục