Yên Bình khắc phục khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/9/2021 | 8:25:38 AM

YênBái - Năm học 2020-2021, Yên Bình cùng với các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018). Mặc dù gặp không ít khó khăn, song với nhiều giải pháp tích cực, huyện đã thu được nhiều kết quả khả quan sau một năm triển khai trên địa bàn.

Giờ thực hành môn Hóa của cô và trò Trường THCS thị trấn Yên Bình. (Ảnh: Thanh Chi)
Giờ thực hành môn Hóa của cô và trò Trường THCS thị trấn Yên Bình. (Ảnh: Thanh Chi)

Trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 tại địa phương, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của các thầy cô giáo. Dù vậy, huyện gặp một số khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất. 

Trong đó, năm học 2020-2021, so với định mức trung ương, cấp tiểu học thiếu 98 người, cấp THCS thiếu 127 người; so với định mức của tỉnh cấp tiểu học thiếu 81 giáo viên, cấp THCS thiếu 44 giáo viên. 

Về cơ sở vật chất, cấp tiểu học thiếu 2 phòng học để đáp ứng tỷ lệ 1 phòng/lớp. Cấp THCS thiếu 8 phòng học để đáp ứng tỷ lệ 1 phòng/lớp. Đa số các trường tiểu học chưa có phòng bộ môn Tin học và Ngoại ngữ; các trường THCS chưa có các phòng bộ môn. Ngoài ra, cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học của các cấp học còn thiếu do ít được cấp bổ sung. 

Trước những khó khăn đó, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với huyện và chỉ đạo các đơn vị thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới GDPT, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên; đưa nhiệm vụ đổi mới GDPT vào chương trình, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Các đơn vị trường học chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương, nội dung và các điều kiện thực hiện đổi mới GDPT. 

Cùng với đó, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học...

Công tác chọn sách giáo khoa được ngành GD&ĐT huyện triển khai nghiêm túc, đảm bảo theo bộ tiêu chí và các hướng dẫn chọn sách giáo khoa. Đặc biệt, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, coi trọng bồi dưỡng thường xuyên, phát huy khả năng học, tự bồi dưỡng. 

Chú trọng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn về triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở; tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng các nhà trường để thực hiện hiệu quả chương trình.

Trong năm học, các nhà trường tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình; chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT, các nhà xuất bản trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp, linh hoạt. 

Phòng GD&ĐT đã tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, từ đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến gửi Sở GD&ĐT. Thành lập các tổ cốt cán chuyên môn để kịp thời hỗ trợ các trường và giáo viên khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018. 

Cùng với đó, ngành GD&ĐT huyện tích cực tham mưu với các cấp, rà soát, sắp xếp đội ngũ, phân công dạy liên trường để đảm bảo cân đối ban môn; tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học thông minh và các phòng chức năng để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện chương trình GDPT 2018 của các nhà trường. Đồng thời, các trường phân công, lựa chọn giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, ưu tiên bố trí đủ đội ngũ để giảng dạy các khối lớp thực hiện chương trình GDPT 2018.

Kết thúc năm học 2020 -2021, tất cả trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Bình đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Tỷ lệ học sinh hoàn thành lớp học đạt 97,8%, tăng 0,5% so với năm học trước. 

Những kết quả và bài học kinh nghiệm trong triển khai đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021 là tiền đề để Yên Bình tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 lớp 1, 2, 6 trong năm học 2021 - 2022.

Thanh Vy

Tags Yên Bình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Các tin khác
Học sinh trường Tiểu học Bích Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang trong tiết học Tiếng Việt hôm 19/1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường tiểu học tinh giản, tích hợp nội dung ở từng khối lớp, môn học trong bối cảnh Covid-19.

96,5% học sinh cảm thấy hạnh phúc khi được học tập tại trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thấy hạnh phúc.

Từ năm học 2020 - 2021, Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái đã triển khai xây dựng thí điểm mô hình "Trường học hạnh phúc".

Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Sở GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý.

Giờ ăn của các cháu Trường Mầm non Minh An, huyện Văn Chấn.

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên huyện Văn Chấn huy động mở nhóm trẻ ngoài công lập. Còn nhiều khó khăn song huyện đang nỗ lực huy động trẻ ra nhóm lớp ngoài công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục