Trường Mầm non Sơn Lương: Chất lượng mới trong chăm sóc, giáo dục trẻ

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/10/2021 | 7:46:05 AM

YênBái - Năm học 2021 - 2022, Trường Mầm non Sơn Lương, huyện Văn Chấn có 8 nhóm lớp với trên 200 học sinh. Trong đó có 2 nhóm nhà trẻ, 6 lớp mẫu giáo. Những năm gần đây, nhà trường luôn bảo đảm 90% - 96% trẻ đạt các mục tiêu phát triển cuối độ tuổi, tỷ lệ trẻ được nuôi ăn bán trú đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 10%.

Ban Giám hiệu Trường Mầm non Sơn Lương giới thiệu đồ dùng, đồ chơi do giáo viên nhà trường tự làm phục vụ công tác dạy học.
Ban Giám hiệu Trường Mầm non Sơn Lương giới thiệu đồ dùng, đồ chơi do giáo viên nhà trường tự làm phục vụ công tác dạy học.

Nhà trường duy trì và giữ vững đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Cô giáo Nguyễn Bích Hường - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước năm học mới, nhà trường làm tốt công tác điều tra trẻ trong độ tuổi ra lớp và tổng hợp phổ cập giáo dục chính xác. Điều tra, nắm bắt tình hình về số lượng, số khẩu, số trẻ trong độ tuổi; tuyên truyền cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học mầm non; chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục tại trường. Đồng thời duy trì và đảm bảo tỷ lệ học sinh chuyên cần; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...”.

Để hoàn thành các nhiệm vụ năm học như: 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn nhà trường, 100% số trẻ được tổ chức ăn tại trường, 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe (92% loại A, 8% loại B; 96% bé chuyên cần, 95% bé ngoan); trẻ nhận thức đạt ở 5 lĩnh vực phát triển: thể chất đạt 97%, nhận thức đạt 95%, ngôn ngữ 95%, thẩm mỹ 96%, tình cảm xã hội 95%... nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo về phương hướng, quy mô phát triển, về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 

Cùng với đó là xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục gắn với mục tiêu giáo dục chung của ngành học và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại nhà trường. 

Bên cạnh đó, nhà trường tích cực trong việc huy động các nguồn lực, nhân lực từ cộng đồng xã hội, phụ huynh để xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập cho trẻ; chủ động xây dựng kịch bản và các phương án dạy học, đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi cuối mỗi độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đảm bảo phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hoàn thành Chương trình GDMN trước khi vào học lớp 1; ưu tiên thời lượng cho trẻ tham gia các hoạt động lĩnh vực phát triển thể chất và nhận thức... 

Cô giáo Đỗ Thị Mơ cho biết: "Chúng tôi chú trọng tới việc khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị được cấp; ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật, công nghệ để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi”. 

Thực hiện Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021-2025", triển khai Chủ đề năm học "Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện”, "Làm quen với việc học đọc, học viết "ở tất cả các độ tuổi…”. Trường cũng thực hiện thí điểm mô hình "Trường học hạnh phúc”.

Theo đó, 100% các lớp trong toàn trường thực hiện "Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện” và mô hình "Trường học hạnh phúc”, trong đó, mũi nhọn là điểm trường trung tâm. Triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trong nhà trường, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các chủ đề trong năm...

Tạo dựng mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với phụ huynh; chủ động xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung; giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ cha mẹ trẻ thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà trường… đã giúp Trường Mầm non Sơn Lương thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một chất lượng, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Thành Trung

Tags chăm sóc giáo dục trẻ xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Các tin khác
Đại diện Viettel Yên Bái trao tặng tiền Quỹ học bổng

Ngày 27/10, Viettel Yên Bái phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức trao học bổng Chương trình “Vì em hiếu học” năm 2021 trực tiếp tại Trường THCS Động Quan, huyện Lục Yên và trực tuyến tại các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Tổ chức các hoạt động thư viện trong tình hình mới bảo đảm các hướng dẫn phòng, chống dịch trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Văn bản 3935/BVHTTDL-TV về tổ chức hoạt động thư viện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

Tổng số trẻ em trong một cơ sở giáo dục mầm non độc lập không quá 70 em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc.

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được xem như một cuộc đổi mới sách giáo khoa và chương trình học lớn, khoa học và hiện đại nhất từ trước tới nay: từ chương trình định hướng nội dung đã chuyển sang chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Sau một năm thực hiện, đây là lúc đánh giá về kết quả đối với giáo dục Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục