Hỗ trợ dạy và học tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/12/2021 | 7:46:01 AM

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Học sinh được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.

Học sinh được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.
Học sinh được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.

Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Theo Thông tư, việc học tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ Trường tiểu học, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đối với mỗi tiếng dân tộc thiểu số, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số theo lớp học đó; trường hợp trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 người.

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hỗ trợ phụ cấp cho giáo viên và sách giáo khoa cho học sinh

Thông tư nêu rõ, người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 4 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 2 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định.

Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.

Đối với người học: Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư này theo đúng quy định hiện hành về phân cấp ngân sách Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/1/2022.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Đoàn học sinh dự thi và đoạt Huy chương.

Ngày 6/12, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho đội Việt Nam dự Kì thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lí Thiên văn (tên viết tắt tiếng Anh là IOAA) đã giành thành tích xuất sắc khi 5/7 thí sinh dự thi đạt được huy chương.

Sau hơn 7 tháng học sinh dừng đến trường, học trực tuyến, đến nay các em quay lại trường để học tập là cần thiết.

Quyết tâm đưa học sinh trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch nhưng vẫn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch, là việc làm cần thiết theo tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Nghị quyết 70 và Nghị quyết 71 của HĐND tỉnh.

Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết số 70 và Nghị quyết 71 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 và thông qua một số đề án phát triển GD&ĐT tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 56 trường học được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú, 29 trường học được hỗ trợ chính sách kinh phí quản lý học sinh bán trú.

Giờ dạy trực tuyến của cô Vũ Hà Phương - Trường Tiểu học Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Tuần qua, toàn tỉnh Yên Bái có 62 trường và 3 nhóm lớp cho học sinh nghỉ học, trong đó, các cấp học phổ thông chuyển sang dạy và học online. Việc thích ứng nhanh với các tình huống dịch bệnh của các đơn vị trường học là nhờ có sự chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học với các cấp độ của dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục