Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/1/2022 | 7:42:48 AM

Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số.

Giờ học thực hành môn Hóa học của học sinh lớp 8, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Ảnh minh họa.
Giờ học thực hành môn Hóa học của học sinh lớp 8, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030.”

Mục tiêu của Chương trình đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Êđê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái); bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 8 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn.

Ban hành mới ít nhất một chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo đủ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếng dân tộc thiểu số; tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số; hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Trong số đó, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Êđê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái); sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc trung học đối với những tiếng dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn.

Xây dựng và ban hành mới chương trình môn học đối với tiếng dân tộc thiểu số có đủ điều kiện để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông; biên soạn các bộ sách giáo khoa, tài liệu dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng dân tộc thiểu số mới ban hành chương trình.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển chương trình, mở ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên liên môn (trong đó có tiếng dân tộc thiểu số).

Đẩy mạnh đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đạt chuẩn trình độ theo quy định; thực hiện đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số theo các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ,...); tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Hoàng Ngọc Anh (trái) và Phạm Nam Khánh là hai trong số 11 học sinh tiêu biểu của tỉnh vinh dự nhận danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp Trung ương năm học 2020 - 2021.

Vừa qua, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu "Học sinh 3 tốt" cấp Trung ương năm học 2020 - 2021 cho 455 học sinh bậc THPT trên cả nước là những tấm gương tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức.

Đa số học sinh từ 12 - 17 tuổi của tỉnh đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bắt đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 21/1. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn nghỉ tết, thực hiện các nhiệm vụ trước, trong và sau tết. Trên cơ sở đó, các địa phương, trường học đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, biện pháp để học sinh nghỉ tết an toàn trong dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về lộ trình mở cửa trường học và du lịch

Việc đưa trẻ trở lại trường phải căn cứ vào cấp độ dịch, bảo đảm quyền lợi của học sinh và không ràng buộc với điều kiện tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và huyện thường xuyên thăm hỏi, động viên các học viên tham gia lớp học.

Ở huyện vùng cao Mù Cang Chải hơn 90% dân số là đồng bào Mông, tỷ lệ phụ nữ biết chữ chưa cao. Bởi vậy, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết, UBND tỉnh có kế hoạch chỉ đạo cụ thể về xóa mù chữ dành riêng cho phụ nữ và trẻ em gái người Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải; các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tích cực vào cuộc thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục