Hai học sinh Trấn Yên với sáng kiến "Giáo dục lịch sử địa phương qua sách điện tử"

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 7:56:48 AM

YênBái - "Giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên qua sách điện tử” là dự án của hai em Hoàng Mai Phương và Bùi Khánh Ly, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Qúy Đôn, huyện Trấn Yên đã đạt giải Ba Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT, năm học 2021 - 2022...

Sử dụng sách điện tử dạy lịch sử địa phương tại Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên.
Sử dụng sách điện tử dạy lịch sử địa phương tại Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên.

Hiện nay, công tác giáo dục lịch sử địa phương còn gặp nhiều khó khăn do thiếu tài liệu, phương pháp và chưa có nhiều đổi mới, tạo hứng thú cho học sinh.

Hiểu rõ thực trạng này, cộng với niềm say mê nghiên cứu khoa học, hai em Hoàng Mai Phương và Bùi Khánh Ly, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Qúy Đôn, huyện Trấn Yên đã thực hiện Dự án "Giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên qua sách điện tử”. Dự án đã đạt giải Ba Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT, năm học 2021 - 2022...

Em Hoàng Mai Phương cho biết: "Quá trình thực hiện Dự án, chúng em đã tìm hiểu về thực trạng hiểu biết của các bạn học sinh trên địa bàn huyện về lịch sử địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các bạn học sinh đều hiểu biết rất ít về địa phương, quê hương mình sinh sống. Nguyên nhân là do tiếp cận ít được các nguồn tài liệu. 

Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử địa phương tới thế hệ trẻ trên địa bàn huyện còn ít, thiếu những hoạt động trải nghiệm thực tế. Do đó, chúng em hy vọng, "Giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên qua sách điện tử” sẽ trở thành một kênh tài liệu hấp dẫn, góp phần phục vụ công tác dạy và học môn Lịch sử và quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa của huyện Trấn Yên”. 

Ưu điểm nổi bật của sách điện tử là có thể dễ dàng tra cứu trên nền tảng mạng xã hội như: facebook, website hoặc có thể sử dụng các ứng dụng như check mã QR để tìm thông tin của sách nên chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh là ai cũng có thể đọc được các nội dung trong sách mà không cần phải mất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm tài liệu. Cấu trúc sách cũng được chia thành các chủ đề khác nhau nên người đọc cũng rất dễ dàng tìm kiếm nội dung theo nhu cầu. 

Nội dung trong sách không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, văn hóa của địa phương mà còn có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp quảng bá và phát huy những tiềm năng của địa phương Trấn Yên. Các tài liệu trong sách được trình bày đa dạng bằng cả kênh chữ, kênh hình, giúp người đọc không cảm thấy bị nhàm chán. 

Cô giáo Lê Thị Trang - giáo viên môn Lịch sử, người bảo trợ Dự án chia sẻ: "Để thực hiện Dự án, nhóm tác giả đã khai thác, sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Trấn Yên; thông tin từ Thư viện tỉnh Yên Bái, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trấn Yên, Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Trấn Yên… 

Đặc biệt, nhóm tác giả còn chủ động liên hệ khai thác thông tin từ những người nghiên cứu, có hiểu biết sâu sắc về huyện Trấn Yên; gặp gỡ một số nhân vật có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của huyện Trấn Yên; tổ chức tham quan một số di tích văn hóa đền, chùa, tham gia hoạt động du lịch về cội nguồn... nên thông tin trong sách là nguồn tài liệu đáng tin cậy”. 

Hiện tại, những thông tin từ sách điện tử của nhóm tác giả đã được các thầy cô giáo trên địa bàn huyện khai thác sử dụng, phục vụ cho giảng dạy và đã mang lại hiệu quả rõ nét. Học sinh hứng thú và tương tác nhiều hơn với giáo viên. 

Hy vọng trong thời gian tới, sách điện tử "Giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên” sẽ được ngành chức năng huyện Trấn Yên tiếp tục quan tâm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các nhà trường và các địa phương nhằm giúp các em học sinh và mọi người dân nâng cao hiểu biết về lịch sử địa phương. Từ đó, có ý thức dựng xây quê hương đẹp giàu, phồn vinh, phát triển. 

Hồng Oanh

Tags học sinh Trấn Yên Trường THPT Lê Qúy Đôn giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên Yên Bái sách điện tử

Các tin khác
Trẻ mẫu giáo thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) trong ngày đầu tiên đến trường.

Ngày 15/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tất cả các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022.

Cán bộ, đảng viên phường Đồng Tâm thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến toàn thể nhân dân, thời gian qua, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã đẩy mạnh triển khai công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

Ông Thái Văn Tài cho biết, có thể nới khung thời gian năm học rộng hơn so với quy định để học sinh, nhất là lớp 1, lớp 2 có thêm thời gian bù đắp kiến thức, kỹ năng.

Đó là nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến tại 10 điểm cầu về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm học kỳ 2, năm học 2021 - 2022 do Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Sở Y tế tổ chức chiều 14/2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục