Yên Bái tham dự Hội nghị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 2:38:46 PM

YênBái - Ngày 11/3, Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cho năm học 2022 - 2023. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng các sở ngành có liên quan tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Từ năm học 2022 - 2023, cả nước tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3 và lớp 7. Đến nay, theo đúng lộ trình, các địa phương đã triển khai một số phần việc liên quan. 

Tại Hội nghị, các địa phương cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị với Bộ GD&ĐT. Theo đó, sau sáp nhập, nhiều trường học đang có nhiều điểm lẻ, trường có quy mô số lớp vượt quá quy định gây nên nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt động giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018; 

Một số địa phương quỹ đất cho phát triển trường học còn hạn chế, khó mở rộng và đáp ứng theo quy định và việc xây dựng trường chuẩn quốc gia; chưa có chính sách phù hợp khai thông các nguồn lực đầu tư từ xã hội hóa đầu tư xây dựng trường học; khó khăn trong việc bố trí nhà bán trú và các công trình phụ trợ khác, nhiều phụ huynh khó khăn trong việc đóng tiền ăn bán trú; nhiều vùng khó khăn học sinh phải đi học xa. 

Nhiều địa phương thiếu giáo viên so với mức quy định; hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn khi thiếu nguồn tuyển giáo viên dạy tin học, tiếng Anh (Tiểu học, THCS); môn nghệ thuật (âm nhạc, mĩ thuật) ở cấp THPT; tinh giản biên chế 10% theo lộ trình 5 năm gây khó khăn đối với ngành GD&ĐT vì biên chế viên chức đang thiếu đặc biệt là môn Tiếng Anh, Nghệ thuật cấp THPT. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng gặp khó về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học...

Triển khai Chương trình GDPT 2018 tại Yên Bái đã được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực để thực hiện Đề án đúng kế hoạch đã đề ra. 

Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đồng bộ, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Nhờ đó, đã đạt được kết quả tốt. Chất lượng học sinh về kĩ năng đọc, viết của học sinh tốt hơn so với cùng kỳ năm học; học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất thông qua việc học tập và tham gia các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Đề tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh đề nghị các địa phương tập trung triển khai công tác xây dựng cơ bản trong hè, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng tiến độ để đảm bảo kế hoạch dạy học và điều kiện an toàn của các nhà trường. 

Đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh Đề án (Danh mục mua sắm thiết bị dạy học theo từng cơ sở giáo dục phù hợp với Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định thiết bị dạy học tối thiểu của các lớp). 

Đề nghị điều chỉnh số lượng, nội dung, kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS, THPT về thực hiện Chương trình GDPT 2018 từ năm 2022. Phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án cùng thời điểm phân khai ngân sách hàng năm để các đơn vị chủ động thực hiện đảm bảo tiến độ. 

Hoàn thiện công tác tuyển dụng giáo viên đợt 1 để bổ sung nhân lực cho huyện; có kế hoạch tuyển dụng đợt 2 (tuyển riêng cho các huyện vùng cao); đảm bảo giáo viên Tiếng Anh, giáo viên tin học để thực hiện Nghị quyết 22 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018 (100% học sinh từ lớp 3 trở lên phải được học tin học, ngoại ngữ và đáp ứng (cấp tiểu học chưa có giáo viên Tin học, chỉ có 1 giáo viên môn Tiếng Anh). Trong đó, xem xét chỉ đạo cho bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học nhóm 1 dôi dư đi bồi dưỡng Tin học để đảm bảo giáo viên dạy dạy môn Tin học trong các trường Tiểu học năm học 2022-2023. 

Sở cũng đề nghị tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và có chủ trương, chỉ đạo tách Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề (Mù Cang Chải) do quy mô lớp, học sinh lớn, số học sinh bán trú đông nên công tác quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm tham mưu, đề xuất với Chính phủ tiếp tục tăng cường các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tới bối cảnh, tầm quan trọng, ý nghĩa của quá trình triển khai chương trình GDPT 2018 - một trong những khâu quan trọng nhất của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29. Bộ trưởng cũng đã ghi nhận các địa phương đã rất vào cuộc, rất thấu hiểu, ngành giáo dục cũng đã rất quyết tâm.

Để chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình mang tính dài hơi, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo sở GD&ĐT có những tham mưu tổng thể, không chỉ cho năm học 2022-2023 mà tính toán đầy đủ các phần việc cho các năm tiếp theo. 

Ngay từ bây giờ, các địa phương phải nhìn thấy toàn bộ vấn đề cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện khác cho tới năm học 2024-2025 - năm triển khai ở các lớp cuối cùng để có tham mưu cụ thể, tránh thấy việc tới đâu mới tham mưu tới đó.

Liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa, Bộ trưởng lưu ý, tinh thần chung là cố gắng bảo đảm sự lựa chọn chuyên môn từ các cơ sở giáo dục, phát huy được tiếng nói của người trực tiếp dạy học. Đồng thời phát huy được ý nghĩa của việc có nhiều bộ sách giáo khoa thông qua việc giáo viên có thể chọn một bộ để sử dụng nhưng tham khảo nhiều sách.

Bộ trưởng cũng mong muốn, các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên trong quá trình lựa chọn sách và dạy học sách giáo khoa mới, nếu phát hiện vấn đề cần sớm có ý kiến chính thống một cách chủ động về Bộ GD&ĐT.

Trong các giải pháp bước đầu để giải quyết thiếu giáo viên, tiếp tục củng cố dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình, sử dụng bài giảng điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số… là giải pháp được Bộ trưởng lưu ý các địa phương thực hiện. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần một số lượng giáo viên nhất định - về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có hướng dẫn chi tiết.

Với cơ sở vật chất, Bộ trưởng đề nghị địa phương dùng các biện pháp tổng lực để xử lý. Riêng về việc mua sắm thiết bị dạy học, Bộ trưởng giao các đơn vị chuyên môn của Bộ tham mưu làm việc với Bộ Tài chính để lên một khung giá thiết bị trong danh mục trang thiết bị mà Bộ quy định. Đây là việc cần làm sớm nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong mua sắm thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

Thanh Ba

Tags Yên Bái Chương trình giáo dục phổ thông

Các tin khác
Lãnh đạo huyện và các nhà tài trợ tổ chức lễ khởi công điểm trường mầm non Kể Cả

Vừa qua, huyện Mù Cang Chải phối hợp với đoàn thiện nguyện Giải bóng đá C.I.A, nhà tài trợ kim cương của Giải, các doanh nghiệp kiến trúc – xây dựng, nội thất Hà Nội, Quỹ Trò nghèo vùng cao, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp đồng hành đã tổ chức khởi công điểm trường mầm non Kể Cả, xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện.

Đại diện Quỹ Hy vọng, Sanofi Việt Nam và địa phương khởi công dự án tại huyện Tam Đường.

Các công trình vừa khởi công nằm trong dự án Vệ sinh học đường tại 20 điểm trường ở hai huyện vùng cao, do Sanofi Việt Nam tài trợ.

Tối 17/5, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) vừa có chỉ đạo về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với năm học mới 2024 -2025. Trong đó thông tin, đơn vị đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục