100% ứng viên giáo sư, phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 2:12:45 PM

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 42 giáo sư và 363 phó giáo sư năm 2021.

Số giáo sư, phó giáo sư 3 năm qua.
Số giáo sư, phó giáo sư 3 năm qua.

Như vậy, năm 2021 có 405 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sỹ nhận bàn giao quyết định và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021 cho các nhà giáo.

Theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS sẽ tới quy trình xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS; phân loại theo ngành, chuyên ngành khoa học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai đối với từng hồ sơ của ứng viên. Mỗi hồ sơ phải được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí đưa vào danh sách bổ nhiệm. Kết quả xét phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

Sau thời hạn 15 ngày công khai kết quả xét bổ nhiệm, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS đối với ứng viên có đủ điều kiện, phù hợp với cơ cấu vị trí cần bổ nhiệm. Trong quyết định bổ nhiệm phải nêu rõ ngành hoặc chuyên ngành khoa học của ứng viên và tên cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Ứng viên chỉ được công nhận chức danh GS, PGS sau khi có quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học. 

Nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh GS, PGS là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm chức danh GS, PGS để quyết định việc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hàng năm đối với GS, PGS thực hiện như quy định hiện hành đối với giảng viên.

Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh GS, PGS được xem xét, bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập quy định cụ thể việc bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và các điều kiện làm việc đối với GS, PGS.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Môn Hóa đã trở thành niềm tự hào lớn của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và ngành giáo dục tỉnh Yên Bái khi 5 năm trở lại đây, học sinh nhà trường đạt hàng trăm giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tham gia đội tuyển Olympic quốc tế và giành tấm Huy chương Bạc Olympic Hóa học quốc tế năm 2019. Vinh quang đó có công lao dẫn dắt của những thầy cô nhóm Hóa của nhà trường.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm trường đại học được xếp hạng nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ gồm: Bách Khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Quốc gia Hà Nội, Duy Tân và Tôn Đức Thắng.

Thấu hiểu, chia sẻ giúp trẻ có sức khỏe tâm thần lành mạnh.

Sau 1 năm ở nhà học trực tuyến, giảm các tương tác với xã hội, lứa học sinh tiểu học và lớp 6 ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác bắt đầu quay trở lại trường học. Làm gì để trẻ có thể tránh được căng thẳng, bỡ ngỡ sau thời gian dài sống trong môi trường khép kín là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm.

Ngày mai 7/4, học sinh ở

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục thuộc các địa phương được phân loại cấp độ dịch ở mức 1, 2, 3 (thuộc vùng xanh, vùng vàng, vùng cam) cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đi học trực tiếp từ ngày 7/4/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục