Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu loạt giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/10/2022 | 2:56:11 PM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đã đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non, phổ thông được Bộ Chính trị giao bổ sung năm học 2022 - 2023.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội liên quan hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Ưu tiên tuyển giáo viên dạy môn học mới, giáo viên mầm non

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên. 

Đồng thời đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026. Trước đó, ông Sơn cho hay theo thống kê của ngành, cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. 

Trên cơ sở đề xuất của bộ và Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 - 2026, riêng năm 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. 

Trên cơ sở đó, bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.

Trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung năm học 2022 - 2023. 

Việc tuyển dụng biên chế sẽ ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên mầm non vùng khó khăn...  

Ngoài ra cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.  

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương...

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập các trường công lập, xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách...  

Về pháp luật, theo ông Sơn, sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ như trình Chính phủ xem xét, quyết định đưa dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV... 

Ngoài ra xây dựng thông tư thay thế thông tư liên tịch số 06/2015 theo hướng không quy định "tối đa” định mức giáo viên/lớp, nhóm trẻ để các địa phương có cơ sở tuyển dụng, hợp đồng giáo viên bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non...

Ông Sơn cho hay thời gian tới sẽ xây dựng, trình Thủ tướng ban hành quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. 

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả quyết định tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. 

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Đối với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay đã ban hành chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục. 

Trong đó chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể đối với giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo Dục, các nhà xuất bản có sách giáo khoa đã được phê duyệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tỉ lệ sách được sử dụng lại nhiều lần.

Đồng thời không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập.

Thời gian tới bộ sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách theo đúng lộ trình. 

Lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng. 

(Theo TTO)

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ tham quan không gian trưng bày sách tại Lễ phát động.

Ngày 3/10, tại Trường THCS Tô Hiệu, UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”.

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM.

Từ ngày 1-10 đến tháng 12-2022, các trường đại học (ĐH) tuyển không đủ chỉ tiêu đợt 1 sẽ xét tuyển bổ sung. Ở đợt xét tuyển này, các trường hoàn toàn chủ động về thời gian cũng như phương thức xét tuyển. Do đó, thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung phải tìm hiểu kỹ thông tin để đăng ký.

Cô giáo Phan Thị Lệ Hường tặng sách Tiếng Anh cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới.

Năm học mới 2022-2023, các thầy cô biệt phái cùng với các thầy cô giáo nơi vùng cao Yên Bái tiếp tục viết lên những câu chuyện đầy yêu thương, góp phần tạo nền móng tương lai tươi sáng cho học trò vùng cao vượt khó.

Đặng Lê Nguyên Vũ (giữa) giành phần thưởng 40.000 USD cho ngôi quán quân Olympia năm thứ 22 (Ảnh: Báo ĐBND)

Xuất sắc vượt qua các phần thi, Đặng Lê Nguyên Vũ, trường THPT Bắc Duyên Hà - Thái Bình đạt 205 điểm, trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục