Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)

Thầy giáo Sùng A Trừ và cô giáo Đỗ Thị Loan, tỉnh Yên Bái được tuyên dương trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/11/2022 | 3:30:59 PM

YênBái - Tối qua (16/11) tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức tuyên dương 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Yên Bái vinh dự có hai đại biểu được xướng tên: Thầy giáo Sùng A Trừ - Trường Phổ thông Dan tộc bán trú TH&THCS Chế Tạo, xã Chế Tạo và cô Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.

Ngày dạy thể dục, tối đến thầy Sùng A Trừ đảm nhận việc dạy chữ cho các em nhỏ người Mông ở Chế Tạo. (Ảnh: TTO)
Ngày dạy thể dục, tối đến thầy Sùng A Trừ đảm nhận việc dạy chữ cho các em nhỏ người Mông ở Chế Tạo. (Ảnh: TTO)

Thầy giáo Sùng A Trừ - người ''dành cả thanh xuân'' gieo chữ nơi vùng cao giảng dạy tại Trường PTDTBT TH&THCS Chế Tạo, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã được vinh dự nhận bằng khen giáo viên tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Đó là tin vui đến với những ngành giáo dục tỉnh Yên Bái nói chung và những người thầy cô đang giảng dạy nơi non cao tỉnh Yên Bái.

Là người dân tộc Mông, thầy Trừ hiểu rõ hơn ai hết con đường đến trường của học trò vất vả ra sao. Thương học trò, đôi chân rắn rỏi của người thầy lại ngược núi, băng rừng, đi vào tận bản làng sâu đưa các em đến trường, đến lớp theo đuổi con chữ.

Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy lựa chọn quay trở về quê hương. Suốt 12 năm qua, thầy luôn nỗ lực đem con chữ đến cho những đứa trẻ vùng cao Mù Cang Chải.

Thầy giáo SÙNG A TRỪ: "Khắp bốn bề toàn là rừng núi, những con đường dốc, những đứa trẻ thân hình nhỏ bé, làn da đen nhẻm, mái tóc cháy nắng. Dẫu biết rằng khó khăn vất vả nhưng không chỉ riêng tôi mà tất cả đồng nghiệp của tôi luôn xác định việc gieo chữ ở vùng cao thì phải biết chấp nhận hy sinh". 

Vốn là giáo viên dạy giáo dục thể chất, thầy kiêm luôn dạy chữ cho trẻ. Sau mỗi giờ tan lớp, thầy tranh thủ thời gian soạn bài giảng, tối đến tập trung giúp đỡ các em học sinh học tiếng Việt.

Thầy còn đề ra sáng kiến để các bạn học sinh lớn tuổi hơn kèm cặp các em nhỏ để nhận biết mặt chữ, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tiến bộ.

Cũng giống như thầy Trừ, cô giáo Đỗ Thị Loan bắt đầu sự nghiệp giáo dục ở vùng cao từ khi mới 22 tuổi. Suốt 15 năm qua, cô giáo Loan đã dành tình yêu thương, tâm huyết để dạy chữ cho trẻ em vùng cao nơi 100% học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc trong cuộc sống.

Là người Kinh, không biết nói tiếng Mông, cô Loan tự động viên bản thân học tiếng địa phương từ đồng nghiệp đi trước, từ chính phụ huynh để hiểu hơn về học trò của mình.


Suốt 15 năm qua, cô giáo Đỗ Thị Loan đã dành tình yêu thương, tâm huyết để dạy chữ cho trẻ em vùng cao. (Ảnh: TTO)

Suốt 15 năm qua, không dừng lại ở việc gieo chữ, cô giáo Đỗ Thị Loan luôn trăn trở, ấp ủ về những sáng kiến nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao hay hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Mông.

Trong quá trình giảng dạy, cô áp dụng phương pháp giảng dạy song ngữ (tiếng Việt - tiếng dân tộc Mông) để tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ.

Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí "góc địa phương" mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Sự ghi nhận này là nguồn cổ vũ, động viên thầy Trừ, cô Loan nói riêng và các thầy cô hiện đang công tác tại các vùngđặcbiệt khó khăn của tỉnh Yên Bái.



Thủy Thanh

Tags tỉnh Yên Bái giáo viên tiêu biểu

Các tin khác
Tân sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có nhiều cơ hội tham gia trao đổi học tập tại trường khác.

Với quy chế đào tạo mới, sinh viên trường đại học này có thể học tập tại trường đại học khác. Quy chế mở cho phép người học có cơ hội trải nghiệm các môi trường khác nhau.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang xây dựng 4 bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào chương trình học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. (Ảnh minh họa: MOET)

Nhiều trường học đã đưa quyền con người vào hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa kể từ năm 2022, tiến tới mục tiêu 100% hệ thống giáo dục quốc dân sẽ đưa nội dung quyền con người vào chương trình học.

Các thầy cô giáo và học sinh trong hoạt động trải nghiệm “Lễ hội mùa xuân” do nhà trường tổ chức.

Bước qua nhiều khó khăn, bất lợi, Trường THCS Nguyễn Du (thành phố Yên Bái) không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đại trà mà còn là “gia đình” thân yêu, hạnh phúc với các thầy cô và lớp lớp học trò - một mái trường của sự “yêu thương, an toàn, tôn trọng”.

IDP được tổ chức thi IELTS trở lại.

Bộ GD&ĐT ra quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) và IELTS Australia Pty Ltd.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục