GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường vừa ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho khóa tuyển sinh từ 2022.
|
Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho khóa tuyển sinh từ 2022.
|
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo.
Khác với quy chế trước, quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết thêm, một điểm mới trong quy chế đào tạo đại học năm 2022 so với trước đó là cho phép sinh viên có thể được chuyển ngành học. Cụ thể, sinh viên hoàn thành năm học thứ nhất được xem xét chuyển sang học một ngành học khác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học; Có số tín chỉ tích lũy tối thiểu bằng khối lượng thiết kế theo kế hoạch học tập chuẩn của chương trình đào tạo; Điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,50 trở lên.
Sinh viên không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật; Đơn vị đào tạo còn chỉ tiêu đối với ngành sinh viên muốn chuyển đến; Được sự đồng ý của Chủ nhiệm Khoa/Bộ môn (đơn vị chuyên môn phụ trách ngành đào tạo) và thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với các trường thành viên), Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc).
Tuy nhiên, quy chế mới ban hành không xem xét chuyển ngành học đối với sinh viên đã học từ năm thứ hai. Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển hình thức đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và công nhận tương đương theo các học phần trong ngành mới.
"Quy chế về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành đã cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho người học nhiều hơn trước", GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thông tin.
(Theo VTC)
Trong những năm qua, Văn Yên được đánh giá là điểm sáng về giáo dục của tỉnh, trong đó có việc phát triển giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập. Năm 2021 và năm 2022 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp ngoài công lập đứng thứ 2 toàn tỉnh, chỉ sau thành phố Yên Bái.
Thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nhất là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19... để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trở thành môn bắt buộc với lớp 3 từ năm nay, nhưng so với tiếng Anh thì môn Tin học còn "bi đát" hơn khi thiếu trầm trọng cả giáo viên lẫn máy tính.
Sau gần 1 tháng ra quyết định tạm hoãn các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 16 đơn vị tổ chức thi trở lại.