Xây dựng môi trường giáo dục tiến bộ

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/5/2023 | 8:07:10 AM

YênBái - Việc triển khai mô hình "Trường học hạnh phúc” bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng ngày càng được nâng cao.

Trường Mầm non Đông Cuông luôn quan tâm tới chất lượng nuôi, dạy trẻ.
Trường Mầm non Đông Cuông luôn quan tâm tới chất lượng nuôi, dạy trẻ.

Triển khai xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc”, các nhà trường trên địa bàn huyện Văn Yên đã tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và thân thiện, vui vẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, đáp ứng tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng.

Lồng ghép chỉ đạo thực hiện xây dựng "Trường học hạnh phúc” trong chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp mầm non, tiểu học và THCS, thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) Văn Yên đã có nhiều thay đổi, chuyển biến trong hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình "Trường học hạnh phúc”. 

Phó Trưởng phòng Phòng GD-ĐT huyện Văn Yên Lê Thị Thanh Bình cho biết: "Phòng đã kịp thời tham mưu với UBND huyện đưa mục tiêu xây dựng "Trường học hạnh phúc - lớp học hạnh phúc” vào mục kế hoạch nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Văn Yên, xây dựng con người Văn Yên "Nghĩa tình, đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, hội nhập”. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc kế hoạch xây dựng mô hình. 

Qua đó, các đơn vị đã tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn và bầu không khí thân thiện, vui vẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử; không có trường hợp nào vi phạm các quy chế, quy định của ngành...”. 

Việc triển khai mô hình "Trường học hạnh phúc” bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tiến bộ, các nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. 

Chú trọng xây dựng bộ quy tắc ứng xử, duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện; phối hợp với phụ huynh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng cảnh quan sư phạm thêm xanh, sạch, đẹp, thân thiện và cởi mở. 

Về tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục luôn làm gương cho học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy, học và chú trọng phương pháp giáo dục bằng nêu gương. Các hoạt động liên quan đến dạy và học, đến công tác quản lý đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.

Cùng với thay đổi, sáng tạo, tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh, các nhà trường còn tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân. 

Theo đó, các cuộc thi trong giáo viên và học sinh được tổ chức để tạo sân chơi và cơ hội ghi nhận những năng lực đó; các câu lạc bộ: toán học, cờ vua, bóng đá, thêu, ca múa..., các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và các nhà trường...  tạo cho học sinh cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Các nhà trường phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn gương mẫu trước học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại với học sinh, cha mẹ học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 

Các đơn vị có nhiều giải pháp để chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn như: phát động phong trào "Cùng em đến trường”, "Hành trình địa chỉ đỏ”, "Nuôi heo đất”, "Tương thân tương ái”... 

Các nhà trường đã xây dựng được tinh thần làm việc tập thể; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh... Đến nay, 60/60 đơn vị trường đều đạt tiêu chí xây dựng Mô hình "Trường học hạnh phúc”.

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là tấm gương sáng, là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập; sáng tạo, tận dụng mọi không gian trang trí lớp học, khuôn viên trường lớp tạo cảnh quan môi trường; kịp thời động viên, chăm lo, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… đã giúp ngành GD-ĐT Văn Yên tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa thầy và trò, giữa trò và trò để học sinh thêm yêu trường lớp, chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc”. 

Thành Trung

Tags Văn Yên Trường học hạnh phúc lành mạnh nhân văn tiến bộ cán bộ quản lý giáo viên nhân viên

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục