Yên Bái đảm bảo các mục tiêu phát triển giáo dục vùng khó

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 3:37:26 PM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành các chính sách hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng và nhân văn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao, giáo dục vùng dân tộc, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện các nghị quyết, trong thực tiễn đã phát sinh một số vấn đề cần có giải pháp kịp thời.

Giờ học của các bé Trường Mầm non Hoa Hồng, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Giờ học của các bé Trường Mầm non Hoa Hồng, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Tại Kỳ họp 12 - HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, từ năm học 2023 - 2024 đến hết năm học 2025 - 2026 nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh trong thời gian tiếp theo.

Sau thời gian Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 (gọi tắt là NQ 70 và NQ 32) về một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 đã phát sinh một số vấn đề. Đó là sau khi thôi hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh (khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), mỗi năm có gần 2.000 học sinh nhà xa trường không thể đến trường và trở về nhà trong ngày. Học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không nơi nương tựa có nhu cầu ở lại trường nhưng do hoàn cảnh khó khăn, nên gia đình không đủ điều kiện đóng góp kinh phí cho con ở lại trường, nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng, duy trì số lượng, tỉ lệ chuyên cần, duy trì và nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. 

Bên cạnh đó, NQ 70 và NQ 32 của HĐND tỉnh đã quy định chính sách hỗ trợ cho học sinh phổ thông, tuy nhiên chưa có chính sách hỗ trợ học sinh mẫu giáo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trong khi hiện nay, hầu hết các trường ở vùng đặc biệt khó khăn chưa thực hiện được khoản thu tiền nấu ăn trưa do vượt định mức. Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể về định mức nhân viên nấu ăn đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú nên chưa có đủ cơ sở để cấp kinh phí thực hiện hàng năm. 

Nhằm giải quyết các vấn đề chưa phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp GD-ĐT tỉnh Yên Bái từ năm học 2023- 2024 đến hết năm học 2025-2026 vừa được HĐND tỉnh thông qua đã thay thế NQ 70 và NQ 32, trong đó có 7 chính sách kế thừa NQ 70 và NQ 32 và 7 chính sách ban hành mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 

Theo đó, chính sách ban hành mới liên quan đến hỗ trợ tiền ăn và mua gạo cho học sinh ở tập trung cả tuần tại trường thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, trẻ không nơi nương tựa tại các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo thôi hưởng chính sách theo Nghị định 105 của Chính phủ khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở giáo dục có cấp học mầm non tổ chức nấu ăn cho trẻ mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; quy định định mức nhân viên phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; chính sách hỗ trợ kinh phí quản lý học sinh bán trú…

Có thể thấy, việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái từ năm học 2023-2024 đến hết năm học 2025-2026 phù hợp với tình hình thực tế sẽ góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ huy động, chuyên cần, duy trì số lượng học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn xã ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, giúp trường mầm non duy trì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Qua đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, nâng cao tỷ lệ huy động và duy trì số lượng học sinh ra lớp, đảm bảo các mục tiêu phát triển giáo dục vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Thanh Chi

Tags Yên Bái giáo dục mầm non Mù Cang Chải Trạm Tấu bán trú

Các tin khác
Dự án

Tỉnh Yên Bái có 2 dự án đoạt giải Nhì và giải Ba Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI trong Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI, năm 2024 vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Danh sách đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam tính đến tháng 5/2024.

Quang cảnh Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái

Theo Quyết định số 854 của UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành về điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh đối với Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành có nội dung điều chuyển chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 cấp THCS của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (2 lớp với 80 học sinh) sang Trường THCS Quang Trung (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo).

Năm 2030, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu có 97% số thanh niên, thiếu niên độ tuổi 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. (Giờ học của các em học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái)

Yên Bái phấn đấu tối thiểu 60% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông; 30% vào học giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học đại học đạt 35%, vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục