Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/8/2023 | 4:27:45 PM

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 81 theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học mới.
Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học mới.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo sửa đổi, nghị định số 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các bộ liên quan hoàn thiện dự thảo nghị định 81 sửa đổi, trình Chính phủ trước 8/8/2023.

Nghị định cần sửa đổi theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng về nội dung xây dựng, ban hành nghị định thay thế nghị định số 81 theo quy định, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12/2023.


Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông từ năm học 2023-2024 trở đi 

Tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà từng yêu cầu Bộ GD&ĐT cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng, từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, "bảo đảm mục tiêu nhất quán trong thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông".

"Ở những khu vực có điều kiện kinh tế, cần thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích tự chủ với các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, dành ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa", Phó Thủ tướng nói và nêu rõ nguyên tắc "không giảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục".

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục phổ thông.

Thời gian qua, nhiều địa phương, trường đại học công bố lộ trình dự kiến tăng học phí với sinh viên/học sinh năm 2023 - 2024. Đáng chú ý, nhiều trường đại học có mức tăng từ 2 - 13 triệu đồng/năm học, hoặc tăng gấp đôi mức phí sinh viên cần đóng theo số tín chỉ học tập. Các địa phương cũng tăng mức học phí lên cao hơn so với năm ngoái theo khung quy định của Nghị định 81.

(Theo VTC)

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trao Giấy khen cho giáo viên có thành tích cao trong năm học 2022 - 2023.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng 221 học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 vào trung tuần tháng 5/2024.

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Để hiểu rõ hơn mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Từ tháng 11-2024 sẽ có nhiều điểm mới trong thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Tối 3-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Thông tư số 07/2024/T-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung và thay thế một số phụ lục của Thông tư số 13/2021/TTBGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Giờ ôn tập môn Ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Mai Sơn.

Cũng như nhiều trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, các trường THPT trên địa bàn huyện Lục Yên đang tập trung ôn luyện cho học sinh để Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đạt kết quả cao nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục