Bộ Giáo dục xem xét lại việc dùng IELTS thay điểm thi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/8/2023 | 10:28:30 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đánh giá lại việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để thay thế điểm thi, theo Cục trưởng Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương.

Ông Chương tại hội nghị ngày 24/8, tại TP HCM.
Ông Chương tại hội nghị ngày 24/8, tại TP HCM.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học mới trong công tác quản lý chất lượng và thanh tra, kiểm tra với các Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Chương đánh giá các địa phương "cơ bản làm tốt" việc quản lý văn bằng, chứng chỉ ở cấp phổ thông. Công tác chấn chỉnh hoạt động liên kết, tổ chức thi cùng được chuẩn hóa, tinh gọn hơn.

Theo ông, chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC là một trong những yếu tố góp phần vào quá trình hội nhập, song cũng cần đánh giá lại mức độ của việc dùng kết quả này để thay thế điểm thi.

"Chắc chắn thông tư sắp tới của Bộ sẽ bàn thêm cái này", ông Chương nói tại hội nghị.

Về những tồn tại trong hoạt động quản lý thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, ông Chương cho rằng nhiều địa phương chưa sát sao, không thực hiện đúng quy định và chỉ đạo của Bộ. Điều này dẫn tới việc nhiều đơn vị phải hoãn thi IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác hồi tháng 9/2022, gây lộn xộn và ảnh hưởng quyền lợi người thi.

Ông nhấn mạnh vai trò của địa phương trong việc giám sát, tổ chức thi, nên các Sở phải chủ động và lưu ý hơn.

Khoảng 5 năm gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là tiếng Anh, được ưa chuộng trong tuyển sinh. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo xét miễn thi và tính điểm 10 tốt nghiệp môn ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên hoặc tương đương. Trong khi đó, hàng chục trường đại học dùng IELTS, TOEFL... kết hợp với điểm thi để tuyển đầu vào. Số thí sinh diện này cũng ngày càng tăng, theo đánh giá của nhiều trường. Chẳng hạn, Đại học Kinh tế quốc dân năm nay tuyển 2.800 sinh viên theo phương thức này nhưng có đến 11.000 em nộp hồ sơ có chứng chỉ IELTS. Con số này gấp hơn 200 lần so với năm 2017.

Nhiều trường phổ thông công lập cũng tuyển thẳng hoặc cộng điểm cho học sinh có chứng chỉ.

Từ năm 2021, lớp 6 tăng cường tiếng Anh của TP HCM xét học sinh đạt chứng chỉ A2 trở lên theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) hoặc tương đương. Học sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL được xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm ưu tiên vào lớp 6 ở THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội), THCS Đặng Thai Mai (Nghệ An).

Ở bậc THPT, Nghệ An xét tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào lớp 10, Hà Tĩnh xét đặc cách giải học sinh giỏi tỉnh cho học sinh đạt 7.0 IELTS trở lên. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương đương mốc này cũng được xét tương tự.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lãnh đạo huyện và các nhà tài trợ tổ chức lễ khởi công điểm trường mầm non Kể Cả

Vừa qua, huyện Mù Cang Chải phối hợp với đoàn thiện nguyện Giải bóng đá C.I.A, nhà tài trợ kim cương của Giải, các doanh nghiệp kiến trúc – xây dựng, nội thất Hà Nội, Quỹ Trò nghèo vùng cao, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp đồng hành đã tổ chức khởi công điểm trường mầm non Kể Cả, xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện.

Đại diện Quỹ Hy vọng, Sanofi Việt Nam và địa phương khởi công dự án tại huyện Tam Đường.

Các công trình vừa khởi công nằm trong dự án Vệ sinh học đường tại 20 điểm trường ở hai huyện vùng cao, do Sanofi Việt Nam tài trợ.

Tối 17/5, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) vừa có chỉ đạo về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với năm học mới 2024 -2025. Trong đó thông tin, đơn vị đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục