Tăng cường phân cấp, tinh gọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/2/2025 | 1:53:37 PM

Chiều 19/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.

Giờ học ôn tập của học sinh lớp 12 chuyên Văn, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh tư liệu
Giờ học ôn tập của học sinh lớp 12 chuyên Văn, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh tư liệu

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương đã thông tin về những khác biệt cơ bản giữa mô hình tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 với kỳ thi năm 2024, cũng như tiến độ chuẩn bị cho kỳ thi đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, với tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đầu tiên thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác chuẩn bị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện từ sớm, từ xa. Đến thời điểm này, cơ bản hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được ban hành.

Để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể trong toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tháng 10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 đã được Bộ ban hành trước đó. Đề thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng.

Hệ thống công nghệ, kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ đều được triển khai theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo kịp thời cho công tác tổ chức kỳ thi năm 2025.

Về phía địa phương, đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo đối với ngành giáo dục triển khai các nhiệm vụ của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp (ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn); tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3/2025); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…

Các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm, toàn diện kỳ thi tại địa phương; đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Các nhà trường chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã thông tin về công tác phối hợp, triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025; nêu ra những thuận lợi, khó khăn, đề xuất cách thức, giải pháp để tổ chức kỳ thi đảm bảo các yêu cầu đặt ra.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 ở tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị về mô hình, cách thức tổ chức, khâu làm đề thi… Theo Bộ trưởng, các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu, điều này cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.

Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi, như: ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…

Với kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức kỳ thi.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Dự kiến các trường tiểu học, THCS công lập có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng để dạy các môn Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ, Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc) thay vì phải có bằng đại học.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP HCM.

Gần 60 đại học công bố xét tuyển học bạ, dùng cả điểm lớp 12 hoặc kết hợp với tiêu chí khác, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến siết phương thức này.

Giáo viên và học sinh Trường THCS Yên Ninh, thành phố Yên Bái rất đồng thuận khi được nghỉ học ngày thứ Bảy

Từ học kỳ 2 năm học 2024 - 2025, tỉnh Yên Bái chính thức áp dụng lịch học từ thứ Hai đến thứ Sáu, cho học sinh THCS được nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật. Thực tế triển khai cho thấy, chủ trương này nhận được sự đồng thuận, phản hồi tích cực từ cả học sinh, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Học viện Khoa học quân sự,

13 trường quân đội có đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự từ năm 2025, sau khoảng 6-7 năm dừng tuyển, với 3.200 chỉ tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục