Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 9:07:36 AM

Ngày 14/9, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Viện Hải dương học số 3 (Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc) tổ chức hội thảo trực tuyến “Trao đổi kinh nghiệm quản lý môi trường, sinh thái biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến tại điểm cầu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến tại điểm cầu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Nguyễn Quế Lâm, cho biết: Ngày 13/10/2013, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký với Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc "Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ”.  

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Viện Hải dương học số 3 của Trung Quốc đã xây dựng và triển khai Dự án "Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Mục tiêu của dự án này là nâng cao hiểu biết về hiện trạng môi trường biển, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và nghiên cứu khoa học hiện trạng môi trường biển, sinh thái biển vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Thời gian triển khai, từ năm 2019 và dự kiến kết thúc vào năm 2021.

Đáng chú ý là trong quá trình trển khai dự án, hai bên đã phối hợp thực hiện và cho đến nay đã hoàn thành các công tác khảo sát, phân tích dữ liệu; các kết quả phân tích phục vụ cho việc xây dựng bộ dữ liệu dùng chung; hoàn thành các báo cáo chuyên đề theo thỏa thuận...

Ngoài ra, hai bên cũng đã tổ chức một số hoạt động hợp tác chung như: tổ chức các hội thảo, tổ chức khoá đào tạo quản lý môi trường biển và các chuyến đi thực tế tại các địa phương… Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của cả hai nước, ông Nguyễn Quế Lâm cho biết thêm.

Tại hội thảo, đại diện Việt Nam và Trung Quốc đã trình bày các bài tham luận, chia sẻ các kết quả đạt được như: khảo sát, phân tích dữ liệu; các kết quả phân tích về môi trường và sinh thái biển phục vụ cho việc xây dựng bộ dữ liệu dùng chung; phân tích, đánh giá các nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và kiểm soát rủi ro ô nhiễm vùng biển Vịnh Bắc Bộ và khu hợp tác mẫu.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi để thống nhất cấu trúc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu dùng chung; trao đổi các quy định kỹ thuật về điều tra, quan trắc môi trường, sinh thái biển mà hai bên đã áp dụng. Báo cáo lãnh đạo để tiến tới trao đổi dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý môi trường biển Vịnh Bắc Bộ đạt hiệu quả; tăng cường các hoạt động trao đổi, hội thảo, các khóa đào tạo theo hình thức trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở hai nước.

Hai bên cũng đã thống nhất được các nội dụng đề xuất của mỗi nước đưa ra để triển khai trong thời gian tới như: Nghiên cứu hiện trạng môi trường phóng xạ trong nước biển và trong trầm tích đáy biển khu vực Vịnh Bắc Bộ; hợp tác nghiên cứu ô nhiễm rác thải biển và vi nhựa khu vực Vịnh Bắc Bộ; hợp tác về công nghệ dự báo nước dâng do bão trên biển; xây dựng cơ chế hợp tác trong quản lý môi trường, sinh thái Vịnh Bắc Bộ; hợp tác trong công tác bảo tồn môi trường, sinh thái biển khu vực rừng ngập mặn cửa sông Bắc Luân; hợp tác trong nuôi trồng thủy sản.

(Theo NDO)

Các tin khác
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển tại điểm cầu Hải Phòng.

Các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển là dịp để tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên lịch sử, truyền thống anh hùng của dân tộc, Quân đội và của Hải quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; ý nghĩa chiến lược của huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác phòng, chống dịch của Tân cảng Sài Gòn/ Giao ban y tế trực tuyến với huyện đảo Trường Sa/ Hội nghị tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 15/ Cuộc thi quốc tế với sắc áo hải quân, màu cờ Tổ quốc...

Một con tàu không số của Đoàn 125 hành trình trên biển vào miền Nam.

Cách đây gần tròn 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn 759-tiền thân của Đoàn 125 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) được thành lập, đánh dấu sự ra đời của lực lượng vận tải quân sự chiến lược trên biển. Từ đây mở ra Đường Hồ Chí Minh trên biển-con đường nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; con đường thể hiện của ý chí, khát vọng độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc của toàn dân tộc ta.

Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam.

Bị thất bại nặng nề trong chiến dịch đánh phá bằng không quân ra miền Bắc, cùng với thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường miền Nam, ngày 27/1/1973, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội về nước, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục