Hội thảo Biển Đông 13: "Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn"

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 2:14:36 PM

Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề: “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn” được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 18 và 19/11 với sự tham gia của nhiều chính khách, học giả, chuyên gia trong và ngoài nước theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Hội thảo khoa học có sự tham dự trực tiếp của hơn 180 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến, trong đó có gần 60 diễn giả, là các chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia trên các châu lục, 90 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (bao gồm 15 Đại sứ). 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định Biển Đông có vị trí trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những diễn biến và phát triển ở Biển Đông sẽ trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và ở các khu vực khác trên thế giới.

Trong năm qua, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới. Cạnh tranh nước lớn và các cơ chế hợp tác mới xuất hiện trong khu vực đặt ra các vấn đề mới đối với cấu trúc khu vực đang định hình, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN. Trong khi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được coi là chuẩn mực ứng xử chung, vẫn còn nhiều bộ luật hoặc các hoạt động quốc gia không nhất quán hoặc trái với UNCLOS.

Quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Điều này rõ ràng không có lợi cho lòng tin và cho các tiến trình hợp tác trong khu vực. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới. Vì vậy, thế giới đang cần chung tay, hợp tác vượt qua đại dịch, phục hồi kinh tế và nỗ lực thực hiện các mục tiêu toàn cầu, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá cao việc Ban tổ chức đã lựa chọn chủ đề của Hội thảo năm nay là "Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn", hy vọng Hội thảo sẽ tiếp tục là diễn đàn uy tín hàng đầu ở khu vực để thảo luận về hợp tác và phát triển ở Biển Đông.

Đại diện đơn vị tổ chức, bà Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết, trong những năm qua, nhiều vấn đề về biển và đại dương nói chung cũng như tại Biển Đông nói riêng tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, nhận được nhiều sự quan tâm, đòi hỏi các nước chung tay giải quyết như bảo vệ môi trường biển, chống biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ trật tự pháp lý trên biển và an ninh biển…

Năm 2021, Biển Đông tiếp tục nhận được sự quan tâm tại nhiều quốc gia, diễn đàn quốc tế. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là cơ chế để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Các nước ngày càng đề cao vai trò và giá trị của việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trên biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. ASEAN tiếp tục thảo luận với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Trong bối cảnh các vấn đề về Biển Đông tiếp tục nhận được sự quan tâm từ nhiều giới, việc tìm hiểu các vấn đề có liên quan có vai trò then chốt trong giúp giải quyết các vấn đề phức tạp hiện nay và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng quốc tế, khu vực và các quốc gia liên quan.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra trong hai ngày 18 và 19/11với 8 phiên về các chủ đề đa dạng: Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi; Ba mươi năm sau Chiến tranh Lạnh: Liệu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nhen nhóm và Cách thức ngăn chặn bùng phát thành xung đột; Củng cố trật tự pháp lý ở Biển Đông 5 năm qua; Hãy công bằng với sự thật: Lịch sử và Biển Đông; ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực; Đứt gãy chuỗi cung ứng: Đảm bảo khả năng phục hồi các tuyến đường biển trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Thúc đẩy ngoại giao khoa học vì lợi ích chung của đại dương; và Sự minh bạch thông qua Công nghệ giám sát.

Ngoài 8 phiên chính thức, 3 phiên Lãnh đạo trẻ được mở ra là diễn đàn cho thế hệ trẻ chia sẻ quan điểm, góp thêm tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Dự kiến cũng sẽ có những phiên bình luận sau Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về những nội dung trao đổi tại Hội thảo.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác

Chủ tịch nước gặp mặt đoàn đại biểu Hải quân nhân dân Việt Nam và Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam/ Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển/ Hội thảo Hải quân Tây Thái Bình Dương lần thứ 17/ Thích ứng với điều kiện mới đảm bảo chất lượng đào tạo...

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam" đã thu hút được 829.360 người tham gia, thực hiện 2.073.430 lượt làm bài dự thi.

Tàu HQ-671 (còn được biết đến với phiên hiệu C41) là con tàu Không số duy nhất còn lại trong số những con tàu làm nên Đường Hồ Chí Minh trên biển, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong kháng chiến chống Mỹ mang số hiệu 641. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường vận tải bí mật, vận chuyển sâu vào các chiến trường miền Nam - sự sáng tạo độc đáo, đặc sắc, là biểu tượng sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

Tại sao có tên “Đoàn tàu không số”, đường Hồ Chí Minh trên biển? Câu trả lời có trong video của Báo Quân đội nhân dân dưới đây!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục