Cây quế và nông thôn mới đã giúp Văn Yên đổi thay như thế nào?

Với việc thực hiện tốt cung ứng chuỗi dịch vụ, tiêu thụ nông sản nói chung, cây quế nói riêng, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đang tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô, sản lượng đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Ở Văn Yên, nhờ tích cực tham gia Chương trình OCOP, đến nay HTX Quế Văn Yên đã có 6 sản phẩm được UBND tỉnh Yên Bái công nhận OCOP 3 sao, gồm có: Bột quế Văn Yên, tinh dầu Quế Văn Yên, Quế thanh, Quế thuốc lá... Trong đó, một sản phẩm OCOP tinh dầu sả chanh Văn Yên vừa được công nhận năm 2022.
OCOP nâng tầm NTM
Đến với tỉnh Yên Bái, du khách bốn phương sẽ bắt gặp biểu tượng logo Quế Văn Yên ở khắp mọi nơi, cây Quế không chỉ giúp người dân Văn Yên xây dựng NTM, mà còn là "biểu tượng" kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái nói chung, nhất là huyện Văn Yên nói riêng (vùng đất thủ phủ của cây Quế lớn nhất cả nước).
Giám đốc HTX Đặng Công Long cho biết, tận dụng lợi thế này, HTX Quế Văn Yên được thành lập. Với sự sáng tạo và nhạy bén, đến nay, HTX đã tạo ra các sản phẩm đa dạng, độc đáo từ cây quế, được thị trường đón nhận, và là đơn vị TOP đầu của tỉnh góp phần đưa Quế Văn Yên trở thành sản phẩm chủ lực của Chương trình OCOP tỉnh Yên Bái.
Năm 2023, HTX Quế Văn Yên tiếp tục đăng ký đánh giá thêm 01 sản phẩm để được công nhận sản phẩm OCOP là Trà Quế Hồng Sâm. Những sản phẩm sau khi được công nhận, HTX được đặc quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì của sản phẩm.Với hình ảnh này sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của HTX có chỗ đứng vững trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
Theo ông Lê Văn Quyền - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên, sau thời gian triển khai, đến nay, huyện đã có 38 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên. Qua đó, bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương. Các địa phương đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy, khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Qua đánh giá cho thấy, đa số các chủ thể có sản phẩm tham gia đều đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhiệt tình tham gia và đã cơ bản nắm được các nội dung cần triển khai thực hiện để tập trung hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ để đánh giá theo quy định. Các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn đã vào cuộc tích cực để thực hiện chương trình OCOP của huyện.
Phát huy kết quả đạt được, Văn Yên phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có ít nhất 60 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; trong đó có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao (dự kiến sản phẩm tinh dầu quế Văn Yên); có từ 5 sản phẩm OCOP của huyện xuất khẩu ra nước ngoài (tinh dầu quế, quế sáo, trà quế, cao cà gai leo, tinh dầu thực vật Đại Phú An...).
Huy động sự chung tay của cả cộng đồng trong xây dựng NTM
Ông Hà Đức Anh, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên chia sẻ, huyện Văn Yên đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2024 trở thành huyện nông thôn mới (NTM), trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã và đang huy động cả hệ thống chính trị cùng với nhân dân dồn sức thực hiện các tiêu chí NTM.
Cây quế và nông thôn mới đã giúp Văn Yên đổi thay như thế nào? ảnh 1
Hiện nay, bộ mặt nông thôn ở các địa phương của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã có nhiều khởi sắc.
Với mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2024, mỗi năm Văn Yên xây dựng ít nhất 3 xã đạt chuẩn NTM. Đến năm 2024, có 100% số xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, mỗi năm xây dựng từ 10 thôn trở lên đạt thôn NTM kiểu mẫu và 5 thôn trở lên đạt thôn NTM.
Đồng thời phấn đấu đến năm 2024 hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu này, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả phong trào thi đua "Huyện Văn Yên chung sức xây dựng NTM” gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý theo phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; phát động đợt cao điểm "Ngày thứ Bảy cùng dân”; phong trào xây dựng các tuyến đường hoa, thắp sáng đường quê; Cuộc vận động "5 không, 5 sạch”, Phong trào "Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống”…
Trong giai đoạn 2020 - 2025, huyện cũng tập trung nguồn lực để đưa những xã đang hoàn thiện các tiêu chí đạt xã NTM, chỉ đạo quy hoạch những xã đạt NTM lên NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu với tổng kinh phí để xây dựng xã đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 - 2025 trên 803 tỷ đồng.
Trong đó, ngân sách Nhà nước gần 660 tỷ đồng, huy động từ cộng đồng dân cư, doanh nghiệp gần 143 tỷ đồng. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 55 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%; huyện hoàn thành 4/9 tiêu chí huyện NTM.
"Để phấn đấu về đích huyện NTM vào năm 2024, huyện tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn, hạ tầng đô thị và hạ tầng cụm công nghiệp; phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, rà soát, nâng cao chất lượng toàn diện các tiêu chí NTM đối với các xã đã được công nhận; đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí NTM đối với các xã đang trong lộ trình thực hiện”, ông Hà Đức Anh cho hay.
Nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, gần 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn ở các địa phương của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã có nhiều khởi sắc, hình thành nên những vùng quê đáng sống với những con đường bê tông phong quang, sạch đẹp, rộng mở, những tuyến đường hoa rực rỡ sắc màu, những mô hình kinh tế phát triển.
Có thể thấy, trong xây dựng NTM, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, huy động tối đa sự chung tay, ủng hộ của các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh.
(Theo VnEconomy)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Công ty TNHH MTV Tân Phú khẩn trương khắc phục sự cố thuỷ lợi sau mưa lũ

Công ty TNHH MTV Tân Phú khẩn trương khắc phục sự cố thuỷ lợi sau mưa lũ

Những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày đầu tháng 7 đã làm sạt lở, hư hỏng hơn 70 công trình thủy lợi khu vực các xã thuộc huyện Lục Yên cũ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hàng trăm hộ dân. Công ty TNHH MTV Tân Phú đang huy động mọi lực lượng khắc phục sự cố sớm ổn định nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

fb yt zl tw