Nông dân Yên Bái bắt nhịp chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/8/2023 | 9:10:56 AM

YênBái - Quá trình chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bắt nhịp xu thế, nhiều hội viên (HV) Hội Nông dân t Yên Bái đã mạnh dạn thay đổi nhận thức, cách làm, chủ động nâng cao kiến thức về CĐS để tiến đến gần hơn với nền nông nghiệp thông minh.

Sản phẩm bưởi của gia đình anh Lê Văn Minh, thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình được livestream bán hàng trực tiếp tại vườn.
Sản phẩm bưởi của gia đình anh Lê Văn Minh, thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình được livestream bán hàng trực tiếp tại vườn.

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh được cài đặt tích hợp, anh Phạm Thế Đạt - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) rau, quả sạch thôn Trung Tâm, xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã có thể kết nối khách hàng, kiểm tra khối lượng hàng đã cung cấp cho khách theo địa chỉ của các thành viên. Ngoài việc ứng dụng công nghệ số bán hàng qua mạng, HTX còn lắp đặt và sử dụng hệ thống phun nước tự động, đảm bảo vườn rau, quả tổng diện tích trên 5ha lúc nào cũng xanh tốt.

Chủ nhiệm Đạt chia sẻ: "Để áp dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mỗi khi cây rau, quả kém phát triển hay úng rễ, tôi đều chụp ảnh rồi gửi qua Zalo cho đơn vị chuyển giao kỹ thuật để họ tư vấn cách xử lý, rồi trở nên thành thạo. Chúng tôi còn đưa hình ảnh, clip về sản phẩm lên trang Fanpage, Zalo, Facebook để quảng bá rộng rãi”. 

Trên môi trường công nghệ số, anh Đạt và các thành viên HTX còn cập nhật kịp thời nhu cầu, giá cả thị trường, học hỏi thêm kỹ thuật, để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. HTX còn đưa vào sử dụng phần mềm nhật ký sản xuất điện tử và phần mềm hạch toán chi phí sản xuất - kế toán trong sản xuất, quản lý HTX. Nhờ vậy, sản phẩm của HTX sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.

Bà Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên cho biết: "Từ những HV năng động như anh Đạt và các thành viên HTX rau, quả sạch thôn Trung Tâm, Văn Yên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, trong đó đã có 38 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, 130 sản phẩm được đưa lên sàn giao dịch điện tử. Đây cũng là cơ sở để HV nông dân tiếp tục thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bắt nhịp với công cuộc CĐS”.
Với tư duy nhạy bén, gia đình anh Lê Văn Minh ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã sử dụng điện thoại thông minh để giới thiệu về sản phẩm bưởi của gia đình. Hiện, gia đình anh Minh có trên 2 ha bưởi với khoảng 800 cây đang trong thời kỳ thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc, gia đình anh Minh đã sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ kết hợp với quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAPnên vườn cây phát triển tốt, quả bưởi tròn đều, đẹp mắt. Vì vậy, khi ứng dụng bán hàng trên các trang mạng xã hội, sản phẩm bưởi của gia đình anh Minh tiêu thụ khá thuận lợi.  

Xác định muốn CĐS thành công phải bắt đầu từ nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hướng dẫn CĐS cho HV, đẩy mạnh tìm kiếm, giới thiệu đơn vị cung cấp nền tảng CĐS để các HTX, HV chủ động kết nối, lựa chọn những giải pháp, ứng dụng phù hợp trong trồng trọt, chăn nuôi, chủ động liên kết với các trung tâm nghiên cứu, viện khoa học, các doanh nghiệp phối hợp chuyển giao ứng dụng sử dụng các chế phẩm sinh học, gắn phát triển sản xuất theo hướng bền vững với bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình cây, con năng suất, hiệu quả cao. 

Đồng thời, Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nông nghiệp mở tài khoản giới thiệu, mua, bán trên các sàn thương mại điện tử; triển khai chương trình truyền thông về CĐS nông nghiệp, nông thôn cho hội viên. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái tạo trên 30.000 tài khoản mua, bán cho các hộ nông dân trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, giới thiệu được 3.550 sản phẩm, trong đó có 193 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 - 4 sao. 

Để tiếp tục hỗ trợ HV nông dân đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm tập huấn, đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ, kết nối hộ sản xuất đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; đào tạo, hướng dẫn các hộ về kỹ năng số và cách thức sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên sàn để giới thiệu, quảng bá tới khách hàng trong nước và quốc tế…

Minh Huyền

Tags Nông dân Yên Bái chuyển đổi số hội viên công nghệ thông tin OCOP giao dịch điện tử

Các tin khác
Cán bộ BHXH Huyện Văn Yên hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNEID cho người dân.

Để giúp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHYT, BHTN) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng, thời gian qua, BHXH huyện Văn Yên đã tích cực đẩy mạnh triển khai đăng ký giao dịch điện tử và cài đặt ứng dụng VssID.

Cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin các trường học ở Mù Cang Chải dự tập huấn về CĐS trong trường học năm 2023.

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số (CĐS) cho cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác CĐS ở các trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức tập huấn CĐS cho 140 cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin các trường học.

Ảnh minh họa

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn.

Người dân phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đến đội Thuế phường nộp thuế sử đụng đất phi nông nghiệp năm 2023.

Thời gian này, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đang đẩy mạnh tuyên truyền để người nộp thuế (NNT) cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua phương thức điện tử nhằm phục vụ công tác rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế (MST) cá nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục