Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2013 | 2:39:00 PM

YBĐT – Ngày 23/10, Quốc hội đã dành thời gian để các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận ở Tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).

Đồng chí Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại tổ.
Đồng chí Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại tổ.

Trong phiên thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội các tỉnh gồm: Yên Bái, Nam Định, Quảng Bình và Tây Ninh cũng cơ bản tán thành với bố cục và nội dung Dự thảo có sự nghiên cứu đảm bảo chặt chẽ, cụ thể và đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân và của đại biểu Quốc hội đã bám sát cương lĩnh của Đảng. Đồng thời, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng để hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Các đại biểu Quốc hội cũng đã tập trung thảo luận, bổ sung, tham gia góp ý xung quanh một số vấn đề cụ thể về các Điều, khoản ghi trong Hiến pháp đó là: Điều 6, về hình thức dân chủ trực tiếp và quyền dân chủ được ghi trong Hiến pháp là phù hợp; về khoản 2, Điều 9 các đại biểu đề nghị cần quy định rõ và cụ thể về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là các tổ chức chính trị xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung vào khoản 3, Điều 9 của Hiến pháp. Các đại biểu cho rằng tại khoản 5, Điều 74 cần quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cũng đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần xem xét, cân nhắc bỏ cụm từ không nên quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội lãnh đạo công tác Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Một số vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất đai, các khoản đóng góp ngoài thuế, về tổ chức bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương… tại (chương IX); điều 111; điều 114; điều 119 và điều 4 ghi trong Hiến pháp về vấn đề đoàn kết trong Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cũng cơ bản tán thành với nội dung của dự thảo, tuy nhiên về vấn đề đoàn kết trong Đảng, vai trò lãnh đạo trong công tác xây dựng Đảng vững mạnh và tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân. Đại biểu Dương văn Thống cũng đề nghị bổ sung thêm vào khoản 2, Điều 4 đó là: “Đảng CSVN là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó với nhân dân”. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung thêm vào nội dung của Điều 119 sửa đổi đó là: “Quốc hội quyết định đổi mới bộ máy nhà nước nếu thấy cần thiết”; có như vậy Quốc hội sẽ quyết định xem xét có đổi mới hay không và có thí điểm hay không thí điểm bộ máy chính quyền các cấp như vậy sẽ đầy đủ và toàn diện hơn.

Đồng tình với những quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cũng đã bày tỏ sự nhất trí cao với nội dung bản dự thảo sửa đổi lần này, những vấn đề cơ bản, then chốt như: Giữ nguyên tên nước, bản chất của Nhà nước, tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; về vai trò, vị trí của Đảng CSVN… được xác định rõ trong Hiến pháp đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhất trí cao với nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Công Bình vẫn còn băn khoăn ở Chương IX tại Điều 114 về chính quyền địa phương và cụ thể là, tại khoản 1 điều này, đó là: Câu mở đầu “UBND do HĐND cùng cấp bầu”; nhưng đến tiếp theo “Hoặc do Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch UBND cùng cấp”… Như vậy, là chưa nhất quán với Điều 2, Chương I về chế độ chính trị . Đại biểu Nguyễn Công Bình đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần nghiên cứu và thể hiện rõ hơn. Ở đâu có Ủy ban nhân dân, thì ở đó có Hội đồng nhân dân, vì UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Cùng ngày, Quốc hội tiếp tục nghe trình bày các báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2014. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015; Tờ trình về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016 và báo cáo thẩm tra về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016.

Đức Toàn

Các tin khác

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đề nghị Hiến pháp chỉ nên quy định khái quát hình thức dân chủ trực tiếp, vì thế Ủy ban bác ý kiến để người dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy:

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước thay mặt nhà nước xét tặng thưởng cho bất kỳ tập thể, cá nhân nào xứng đáng. Không nhất thiết để Chính phủ thống nhất quản lý về vấn đề này vì mọi việc sẽ dồn về Thủ tướng…

Các giảng viên trao đổi về công tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền hiện nay

YBĐT - Ngày 22/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền năm 2013.

YBĐT – Tiếp tục chương trình làm việc, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ 2, ngày 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp; Báo cáo về phòng, chống tham nhũng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục