Bảo đảm hậu cần cho quân ta chiến thắng

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/4/2015 | 2:38:49 PM

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, vai trò của công tác bảo đảm hậu cần đã góp phần quan trọng cho quân ta chiến thắng.

Đoàn xe vận tải 238 vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch Tây Nguyên.
Đoàn xe vận tải 238 vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch Tây Nguyên.

Theo Trung tướng Đặng Nam Điền (Chính ủy Học viện Hậu cần), vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, trong 2 năm 1973 và 1974, miền Bắc đã huy động 25 vạn thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang (LLVT), 15 vạn quân từ hậu phương vào miền Nam chiến đấu, hàng vạn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền Bắc tới các vùng giải phóng ổn định tình hình.

Lực lượng công binh, bộ đội Đoàn 559, ngành Vận tải miền Bắc cùng hàng vạn dân công hỏa tuyến dồn sức sửa chữa, mở rộng đường Trường Sơn, đặt thêm đường ống dẫn dầu. Trong hai năm này, 397.000 tấn vật chất từ miền Bắc được chuyển tới mặt trận, bằng 54% tổng khối lượng vật chất giao cho các chiến trường trong suốt 16 năm trước đó.

Trong bảo đảm hậu cần chi viện cho miền Nam, vấn đề vận tải và vận chuyển, cung cấp xăng dầu cho các binh đoàn cơ giới được đặt lên hàng đầu.

Do vậy chỉ hơn 2 năm, hậu cần chiến lược đã chuyển tới chiến trường hơn 300.000 tấn vật chất hậu cần-kỹ thuật, vừa bảo đảm cho các LLVT hoạt động tác chiến, vừa dự trữ cho chiến dịch.

Khi có quyết tâm thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh, thời gian chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch chỉ có 22 ngày đêm, khối lượng vật chất mới dự trữ được 40.000 tấn trong 60.000 tấn theo nhu cầu, đạn pháo lớn, phương tiện vận tải còn thiếu rất nhiều.

Toàn bộ lực lượng hậu cần quân đội được huy động khẩn trương cùng với động viên sức mạnh của cả nước, ở hậu phương lớn và trên địa bàn chiến dịch, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân làm công tác hậu cần.

Kết quả đã huy động được cho chiến dịch hơn 7.000 xe ô tô các loại, 656 ghe xuồng, hơn 63.400 dân công để vận chuyển vật chất và cơ động lực lượng.

Trong đó, riêng giai đoạn chuẩn bị trực tiếp, hậu cần chiến dịch đã sử dụng 1.080 xe ô tô (tương đương khoảng 10 tiểu đoàn) để chuyển gấp 4.313 tấn đạn từ hậu phương và các quân khu mới giải phóng vào phục vụ chiến dịch.

Cùng với công tác chuẩn bị của hậu cần chiến lược, trong hai năm 1973-1974, hậu cần miền cũng ra sức chuẩn bị cho chiến dịch. Các căn cứ hậu cần miền ngày càng được củng cố, hệ thống đường vận tải cơ giới được mở rộng nối liền các căn cứ hậu cần, tạo thế đứng chân vững chắc trên các hướng, bảo đảm cơ động cao.

Theo đó, Quân khu Trị Thiên đã triển khai các căn cứ hậu cần trên hướng tiến công vào Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Quân khu 5 triển khai các căn cứ hậu cần phía trước trên các hướng tiến công vào Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và phát triển xuống Phú Yên và hướng lên Tây Nguyên.

Các quân khu thuộc B2 cùng các căn cứ hậu cần: Quân khu 6 trên hướng tiến công vào Phan Thiết, Hàm Tân. Quân khu 7 trên hướng tiến quân vào ven đô và Sài Gòn, Mỹ Tho và lộ 4. Quân khu 9 trên hướng tiến quân vào đô thị, trọng điểm là Cần Thơ. Riêng ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, đã triển khai 8 căn cứ hậu cần liên hoàn (5 căn cứ ở phía trước và 3 căn cứ ở phía sau), hình thành thế trận hậu cần quanh Sài Gòn.

Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ vận chuyển lực lượng, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Tính đến trước thời điểm diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh, hậu cần đã dự trữ được khoảng 250.000 tấn hàng các loại, thành lập 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị với hơn 10.000 giường bệnh để phục vụ bộ đội chiến đấu. Hậu cần miền Nam đã huy động lực lượng vận chuyển hàng hóa, vũ khí vào các kho, trạm của chiến dịch và tập trung sửa chữa, mở đường, bắc cầu, ưu tiên cho các binh đoàn chủ lực tiến công cơ động, nhanh chóng, kịp thời, tạo một thế trận hậu cần liên hoàn, rộng khắp, đáp ứng mọi yêu cầu của Bộ chỉ huy Chiến dịch, góp phần to lớn vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Kết quả của công tác bảo đảm hậu cần trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là quá trình chuẩn bị chiến trường về hậu cần chu đáo, sáng tạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Một trong những bài học rút ra đối với công tác bảo đảm hậu cần trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đó là phát huy sức mạnh toàn dân tham gia bảo đảm hậu cần.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác

Nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015), tối 5/4, tại Sân khấu Sen Hồng, Công viên 23/9, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc đợt biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Trung ương phục vụ đông đảo nhân dân tại Thành phố.

Lãnh đạo Quốc hội và các bộ, ngành nhấn nút khai trương Cổng TTĐT Quốc hội.

Cổng thông tin điện tử (TTĐT) Quốc hội sẽ tạo môi trường giao tiếp, cung cấp thông tin, tuyên truyền các hoạt động, đường lối, chính sách, chủ trương và quảng bá hình ảnh của Quốc hội đến nhân dân, cử tri trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Đất nước trọn niềm vui.

Có những năm tháng đã đi vào lịch sử, có những con người đã trở thành huyền thoại và cũng có những bài hát đã trở thành bất tử. Những ca từ đã một thời hun đúc tinh thần chiến đấu của dân tộc ta, đã làm nên vẻ đẹp cho non sông đất nước Việt Nam, cứ đến mỗi dịp lễ kỷ niệm ngày thống nhất lại được ngân lên hùng tráng.

Bà Poldi Sosa, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Vietnam phát biểu tại buổi tọa đàm.

Ngày 5/4, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) phối hợp với Nhà Hữu nghị Cuba-Argentina đã tổ chức trình chiếu bộ phim nổi tiếng của nền điện ảnh Việt Nam “Cánh đồng hoang,” nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục