Nguyễn Ái Quốc và 3 tờ báo trước Cách mạng Tháng 8

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/5/2015 | 10:50:10 AM

Sau 9 năm hoạt động cách mạng ở châu Âu, năm 1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1922, đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, chủ nhiệm tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) do Hội Liên hiệp thuộc địa chủ trương, là “diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đó đổi thành “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”.

Tờ Le Paria do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút
Tờ Le Paria do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút

Báo Le Paria tồn tại tròn 4 năm (4-1922 – 1-1926). Khi Nguyễn Ái Quốc đã sang Trung Quốc hoạt động Sáng lập Báo Thanh Niên 21- 6-1925, Báo Le Paris ra được 38 số (hơn 1 tháng ra 1 số) với chủ đề: Chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đặc sắc; Báo Le Paria là một vố đánh vào thực dân, báo được bí mật chuyển về Đông Dương, và các xứ thuộc địa của Pháp, đã thực sự làm tròn mục đích, tôn chỉ của tờ báo là “Vũ khí chiến đấu với sứ mạng đã rõ ràng là giải phóng con người” được nêu rõ trong số báo ra mắt ngày 1-4-1922.

Trong thời kỳ đầu Le Paria ra mắt độc giả Pháp, mặc cho kẻ thù răn đe, rình rập, bất chấp hiểm nguy, Nguyễn Ái Quốc đã in truyền đơn cổ động dân chúng mua báo của mình, đem phân phát cho những người đến tưởng niệm các chiến sĩ công xã Paris đã hy sinh hơn 30 năm trước đó ở nghĩa trang père Lachaise.

Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định trên tờ truyền đơn: Báo “Le Paria” là tờ báo của bạn! Báo dự kiến những sự kiện nghiêm trọng có thể xảy ra…, bạn đừng đợi gì mà không mua báo…, báo giúp bạn thoát khỏi nô lệ, báo sẽ phát hành sang các nước thuộc địa để dẫn dắt người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại dưới lá cờ đỏ “búa liềm” trong một phong trào quốc tế rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột, mà chúng ta là những người “cùng Khổ”.

Tờ truyền đơn còn viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc – sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui hòa bình hạnh phúc… Xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa… tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giới, lao động tất cả các nước đoàn kết lại!”.

Cũng trong thời gian làm chủ nhiệm –  chủ bút báo Le Paria bằng tiếng Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn có ý định xuất bản tại thủ đô Pháp tờ báo Tiếng Việt – với cái tên “Việt Nam hồn”, đối tượng phục vụ là cộng đồng người Việt đang sinh sống ở đây, động viên mọi người không quên Tổ quốc, hướng về Tổ quốc đau thương đang sống trong vòng nô lệ, đoàn kết đứng lên đấu tranh góp phần giải phóng dân tộc.

Cũng như cổ động cho báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc cũng đã sáng tác, cho lưu hành trước khi Việt Nam Hồn ra mắt một bài vè nôm na, mộc mạc, dễ nhớ, in trên 1 bích chương phân phát cho Việt Kiều, tuy: “đủ mắt đủ tai”, nhưng “chẳng đọc Hán văn, chẳng xem Pháp tự, việc đời hay dở, lành dữ mặc ai nên không nghe thấy, phận mình đã vậy, vận nước thế nào?... Xin anh em bạn, ai có muốn coi, cắt gửi cho tôi, cái toa mãi chứ (giấy đặt mua báo), mấy lời chung thủy, thư bất tận ngôn, chúc Việt Nam hồn, vạn tuế vạn, vạn tuế”.

Mọi người đón mua đón đọc Việt Nam hồn, nhưng không toại nguyện, báo Việt Nam hồn không ra mắt bạn đọc không phải do bị chính quyền sở tại can ngăn, mà chính là trong thời gian “thai nghén” Việt Nam hồn cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc được mời sang Mạc Tư Khoa dự Hội nghị lần thứ I của Quốc tế nông dân giữa tháng 10-1923, rồi dự Đại hội Quốc tế cộng sản họp tháng 7-1924, giữa tháng 12-1924, Người lên đường sang Trung Quốc trong phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Quảng Châu, và từ đó Người trực tiếp chuẩn bị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Đông Dương, không trở lại thủ đô Paris – đây chính là lý do báo Việt Nam hồn do Người đề xướng không ra mắt bạn đọc Việt Kiều nhưng lại có 1 tờ báo khác, tuy vẫn xuất bản ở nước ngoài, nhưng lại rất gần trong nước, lại vẫn do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, được coi là cơ quan ngôn luận cho một tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.Đó là Báo Thanh Niên – Cơ quan ngôn luận của Tổng bộ “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, xuất bản số đầu tiên ngày 21-6-1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Là tờ báo vô sản, cách mạng đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức, sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, Báo Thanh Niên đã có ảnh hưởng rất lớn, nên bọn mật thám truy lùng, khám xét gắt gao, trong khoảng 200 tờ báo đã phát hành chủ yếu đưa về trong nước, Báo Thanh Niên đã nêu rõ những mâu thuẫn gay gắt giữa dân ta với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nói chung. Báo Thanh Niên khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng chống con đường “cải lương”; xác định “lực lượng cách mạng” là “toàn dân”, trong đó công nông là nền tảng và cơ sở.

Báo Thanh Niên giúp nhân dân nhận rõ con đường cách mạng, xác định người làm cách mạng phải chịu hy sinh vì sự nghiệp và phải có phương pháp cách mạng đúng đắn, cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cần có các tổ chức quần chúng, nhất là tổ chức công - nông, và khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo Cách mạng Tháng Mười Nga thì mới giành thắng lợi. Nội dung quan trọng này, với bút danh “Diệu Hương”, Nguyễn Ái Quốc đã có bài thơ in ở báo Thanh Niên số 64: “Đã làm cách mạng chớ lôi thôi/Cách mạng thì ta cách đến nơi/ Trước phải giành quyền cho cả nước,/Sau ra cách mạng cả bầu trời”.

Cuối thập niên 30, Đại chiến thế giới II bùng nổ từ châu Âu, rồi Nhật vào Đông Dương, bọn Tưởng Giới Thạch lăm le thực hiện âm mưu “Hoa quân nhập Việt”, mùa xuân 1941, tròn 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước, chủ trì Hội nghị 8 của Trung ương, Mặt trận Việt Minh ra đời, và báo Việt Nam độc lập – cơ quan của Tổng bộ Việt Minh được phát hành tại căn cứ địa cách mạng Việt Bắc giữa năm 1941, và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết bài “Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập” đăng báo này ngày 1-8-1941, theo thể song thất lục bát, đại ý bao trùm: Người xác định Pháp tàn ác, làm dân ta mù điếc, dại ngu… Báo Việt Nam độc lập sẽ giúp dân ta “mở mày mở mặt, biết đó, biết đây, trong nước, nước ngoài, rồi biết cả sức mình, biết đoàn kết”, phải xem báo Việt Nam độc lập nếu không chịu ngu si mù tối, đọc báo để giúp báo vững bền, ngày càng lớn, càng có mặt nhiều nơi.

Dưới một bức tranh in trên báo Việt Nam độc lập “ngày 21-8-1941 cổ động cho Báo do Nguyễn Ái Quốc vẽ là bài ca “Việt Nam độc lập” cũng do Người sáng tác 4 câu: “Việt Nam độc lập thổi kèn loa,/ Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già/ Đoàn kết vững bền như khối sắt./ Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.

Cũng nhằm cổ động cho Báo Việt Nam độc lập trong dân chúng đương thời, sau đó Người còn viết nhiều bài ca về dân cày, trẻ con, phụ nữ, công nhân, binh lính, “10 điều nên”, “Ca đội tự vệ”, “Nên học sử ta”, “Ca sợi chỉ”… đăng trên báo Việt Nam độc lập nhằm cổ động, thu hút quần chúng tham gia cách mạng.

Hơn 20 năm hoạt động cách mạng, làm chủ bút các tờ báo Le Paria, Thanh Niên, Việt Nam độc lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng ta không chỉ chăm lo cho nội dung tờ báo mà Người còn rất chú ý vận động quần chúng đọc báo, biến các tờ báo thành một thứ vũ khí sắc bén của cách mạng đấu tranh chiến thắng quân thù – một bài học quý giá với báo chí cách mạng ta hiện nay và sau này.

                                                   (Theo website bqllang.gov.vn)

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, xin điểm lại những sự kiện nổi bật về những “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

YBĐT - Sau khi Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái được phát hành, nhiều cán bộ, nhân dân ở các địa phương trong tỉnh đã có nhiều ý kiến tham gia. Sau đây là một số ý kiến do phóng viên YBĐT thực hiện.

Đồng chí Hà Thị Khiết chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam 
nhân lễ Phật đản 2015

Chiều 25/5, tại Hà Nội, đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã đến chúc mừng các chư tôn đức giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp lễ Phật đản năm 2015 (tức năm 2559 Phật lịch).

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận tại tổ

YBĐT - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII, chiều 25/5, đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Nam Định tham gia thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2015; quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục