Ngành “già nhất” của Đảng

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/7/2015 | 4:50:21 PM

YênBái - YBĐT - Tại Hội nghị Tuyên huấn toàn miền Bắc tháng 4/1962, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói: "Trong Đảng ta không có ngành nào già bằng ngành Tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi…" Lịch sử Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng gắn với quá trình ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Ở trời Âu xa xôi, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đọc được "Sơ thảo lần thứ I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin đăng toàn văn trên báo Nhân đạo. Đó cũng chính là lúc Người tìm được "mặt trời chân lí" để tìm đường đi cho dân tộc.

Người thanh niên khi ấy đã ra sức truyền bá con đường cứu nước về Việt Nam dưới nhiều hình thức: In ấn, xuất bản, phát hành tài liệu, sách, báo, truyền đơn, tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng… Từ đây, Ban Huấn luyện, Bộ Tuyên truyền được hình thành để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách này. Những hoạt động đó làm bàn đạp tích cực góp phần không nhỏ cho sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Đảng ra đời, gánh lên vai nhiều trọng trách, sứ mệnh cao cả.

Một trong những nhiệm vụ đó là, tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ nhân dân giác ngộ, đi theo cách mạng. Đảng đã thành lập Ban cổ động và tuyên truyền nhằm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các giai tầng xã hội mít tinh, biểu tình đòi độc lập dân tộc, dân chủ.

Đặc biệt, ngày 1/8/1930, Ban cổ động và tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu "Ngày Quốc tế đỏ 1/8", giải thích nguồn gốc chiến tranh đế quốc, kêu gọi chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình… Tài liệu đó có sức lan tỏa rộng khắp cả nước, lôi kéo đông đảo nhân dân tham gia cách mạng. Từ 1/8 đến tháng 10/1930, hàng trăm cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra ngày càng quyết liệt. Công tác tuyên truyền ngày càng được đặc biệt coi trọng hơn bao giờ hết. Ngày này trở thành một mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác tuyên giáo - lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Cơ quan chuyên trách làm công tác tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có những lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng, nhưng trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, lĩnh vực tuyên giáo cũng luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Năm 2000, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng (khóa VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng. Năm 2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng. Nhưng trên thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng rồi. 

Trải qua 85 năm hình thành và phát triển, đến nay công tác Tuyên giáo của Đảng đã có một bề dày lịch sử vẻ vang, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo nói chung, của tỉnh Yên Bái nói riêng không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Họ là những chiến sĩ bền bỉ, kiên trì trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, sẵn sàng cống hiến hết mình cho ngành, cho sự nghiệp chính trị của địa phương.

Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, những người làm công tác tuyên giáo tỉnh Yên Bái luôn ý thức rõ vai trò của mình, kiên định nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vững vàng trước mọi biến cố, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên giáo, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó.

Huy Ba 

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục