Thành công mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2015 | 2:29:46 PM

YênBái - YBĐT - “Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) là một chủ trương đúng, giải quyết cơ bản những khó khăn của sự nghiệp giáo dục ở vùng cao Trạm Tấu, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Học sinh các trường PTDTBT có phẩm chất đạo đức tốt, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa, ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua giao tiếp với thầy cô, bè bạn và các hoạt động của nhà trường…”. Đó là khẳng định của bà Trần Thị Tuyết - Phó trưởng Phòng Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) huyện về kết quả quan trọng của hệ thống trường PTDTBT ở địa phương những năm qua.

Học sinh Trường PTDTBT tiểu học và THCS Pá Hu trong giờ sinh hoạt tập thể.
Học sinh Trường PTDTBT tiểu học và THCS Pá Hu trong giờ sinh hoạt tập thể.

Bà Trần Thị Tuyết cho biết thêm, mô hình trường bán trú đã có ở huyện Trạm Tấu từ năm 1998. Đó là những lều lán do phụ huynh ở các bản xa dựng trên các khu đất ở gần trường để con em mình lấy chỗ ăn nghỉ, ngày ngày đến lớp học chữ. Gạo, rau, củi… hàng tuần do cha mẹ học sinh đưa đến. Các em dù lứa tuổi còn rất nhỏ đã phải tự lo nấu cơm, giặt rũ, học, ngủ ngay tại lán của mình. Thương các em những khi mưa gió, những lúc bố mẹ chậm kỳ đưa gạo, rau, củi đến, nhiều thầy cô giáo đã không ít lần nấu cơm cho các em ăn. Vẫn còn nhớ như in hình ảnh bữa cơm của học sinh dân tộc Mông tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Pá Hu mà các em tự lo trước khi có mô hình trường PTDTBT, cô giáo Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trường nhà trường chia sẻ: “Thấy những em học sinh đến lớp đều đặn là niềm vui lớn nhưng khi chứng kiến những bữa cơm, thức ăn, giấc ngủ của các em thì lại thêm phần xót xa. Để theo học các em phải khắc phục rất nhiều khó khăn”.

Sau Quyết định 85/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT và các thông tư hướng dẫn, quyết định của các cấp, các ngành liên quan, hệ thống trường PTDTBT và học sinh bán trú đã được hình thành và phát triển mở ra nhiều thuận lợi đối với sự nghiệp giáo dục ở Trạm Tấu. Năm học 2010 - 2011, huyện có 5 trường PTDTBT đầu tiên ở Bản Mù, Pá Hu, Xà Hồ, Phình Hồ, Trạm Tấu; năm học 2011 - 2012, tiếp tục chuyển đổi 5 trường còn lại là Bản Công, Pá Lau, Túc Đán, Làng Nhì, Tà Xi Láng để toàn huyện có 10 trường PTDTBT với 229 lớp và 4.705 học sinh.

Ngoài việc xét duyệt, tuyển học sinh theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, công tác quản lý học sinh nội trú được các trường quan tâm chỉ đạo sát sao bằng việc thành lập các ban: nội trú, lao động, đời sống và phân công cụ thể cho giáo viên phụ trách đưa sinh hoạt của các em vào nền nếp. Các trường thực hiện việc nấu ăn tập trung, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và công khai tài chính hàng ngày. Mặc dù số phòng ở cho học sinh bán trú còn thiếu so với nhu cầu, song nhờ việc bố trí, sắp xếp hợp lý nên các trường vẫn đảm bảo nơi ăn, ở sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Mỗi dãy nhà học sinh đều có treo khẩu hiệu, nội quy, thời gian biểu để các em thực hiện; các giường đều dán tên học sinh để tiện cho việc quản lý sĩ số… Đối với những học sinh ở trọ học ngoài trường, các trường vẫn tổ chức cho tất cả các em ăn cơn tại trường. Ban đời sống học sinh lập sổ theo dõi học sinh ở ngoài nhà trường, phân công giáo viên phụ trách để thường xuyên phối hợp với gia đình quản lý các em ngoài giờ.

Thầy giáo Nguyễn Duy Tiến - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Trạm Tấu phấn khởi nói: “Với trên 500 học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông, các em chủ yếu ở bán trú trong trường chỉ một số ít ở trọ bên ngoài. Để đảm bảo công tác quản lý học sinh, nhà trường đã thành lập các ban, giao cho từ 1 đến 2 giáo viên phụ trách, quản lý. Từ khi các ban được thành lập đến nay, nền nếp sinh hoạt được được đảm bảo tốt, các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt, nhà trường đã giao mô hình tăng gia trồng rau, nuôi lợn, gà cho các em tự quản lý, chăm sóc và học sinh đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này”.

Với hiệu quả từ mô hình trường PTDTBT trong 4 năm trở lại đây, số lượng học sinh và lớp học bán trú liên tục tăng. Cụ thể, năm học 2013 - 2014, số lớp học bán trú đã tăng 6 lớp và 501 học sinh so với năm học 2011 - 2012. Năm học 2014 - 2015, chất lượng giáo dục huyện Trạm Tấu tăng hơn năm học trước, biểu hiện qua tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99,9%, tỷ lệ xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%, 9 học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh…

 Hoài Văn

Các tin khác
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh.

Sáng 19/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng (19/5/1959 – 19/5/2024). Dự buổi lễ có Thiếu tướng Võ Sở- Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam và đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục