Quốc hội sẽ giám sát nhiều vấn đề bức xúc

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/7/2016 | 1:55:00 PM

Công trình giao thông BOT, an toàn thực phẩm, chính sách cho ngư dân... là những vấn đề sẽ được Quốc hội, UBTVQH và các Uỷ ban tiến hành giám sát.

Chủ tịch Quốc hội: Thành phần phải gọn nhẹ, không rồng rắn đi giám sát.
Chủ tịch Quốc hội: Thành phần phải gọn nhẹ, không rồng rắn đi giám sát.

Sáng 12/7, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2017.

Tại phiên họp, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất các tiêu chí lựa chọn giám sát. Theo đó việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phải là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với công tác xây dựng pháp luật; không trùng với các chuyên đề đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong khoảng từ 3 đến 5 năm tính đến thời điểm đề xuất; đảm bảo cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị trong năm 2017, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm; Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban bên cạnh việc thực hiện giám sát chuyên đề của mình còn phải giúp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát tối cao nên theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban lựa chọn các chuyên đề phù hợp, báo cáo để Tổng thư ký Quốc hội thực hiện điều phối hợp lý, tránh chồng chéo.

“Thành phần đoàn giám sát phải gọn nhẹ, thiết thực, không rồng rắn đến, tránh việc một địa phương có hai đoàn giám sát đến làm việc” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị cần giám sát về vấn đề môi trường và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng tình với ý kiến trên, song Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị cần giám sát việc đầu tư và khai thác các công trình giao thông BOT đang gây bức xúc trong doanh nghiệp và người dân, trạm thu phí BOT quá dày đặc.

Kết luận về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ - người điều hành phiên họp, nêu rõ các cơ quan hữu quan của Quốc hội cần rà soát tổng thể các nghị quyết giám sát đã được ban hành được thực hiện đến đâu trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất dự kiến nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017 trình Quốc hội xem xét gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT); Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngư dân và phát triển kinh tế biển.

“Đây là những nội dung quan trọng, liên quan mật thiết tới đời sống của nhân dân” – Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ.

(Theo VOV)

Các tin khác
Một hội nghị TTPBGDPL, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Văn Yên vừa tổ chức.

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực với nội dung, hình thức đa dạng.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ngày 20/5/2024.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình học cụ trong huấn luyện.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", những năm qua, phong trào Thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Văn Yên được triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ, toàn diện, nội dung luôn hướng trọng tâm vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và địa phương.

Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - được Trung ương thống nhất cao, giới thiệu để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục