Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”: Thắm tình đoàn kết Việt - Lào

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/10/2017 | 3:57:45 PM

YênBái - YBĐT - Trong lần thứ 2 tỉnh Yên Bái hưởng ứng, tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” đã có 34.475 tác phẩm dự thi với đông đảo  tác giả là cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công an, cựu chiến binh, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân…


Hưởng ứng Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động, cuộc thi tại tỉnh Yên Bái do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát động đã thu hút sự tham gia của 13/13 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, các tổ chức hội, đoàn thể với trên 34.400 tác phẩm dự thi. 

Qua đánh giá sơ bộ, các tác phẩm đều có sự chuẩn bị công phu, gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm của các tác giả với mong muốn giữ gìn, vun đắp và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp. 

Đã gần 50 năm trôi qua, giờ đây, ông Phùng Minh Thịnh lại cảm thấy hào hứng, tự hào khi được chia sẻ những ký ức, công việc và tình cảm riêng về một thời lửa đạn tại đất nước Lào xinh đẹp. Những ngày dài ròng rã, dầm mưa dãi nắng làm nhiệm vụ trinh sát tại cứ điểm Phu Tâng để sớm hoàn thiện bản đồ phục vụ tác chiến, từng trận chiến ác liệt ông đã tham gia.  Những tình cảm chân thật, gắn bó của quân đội và nhân dân hai nước Việt – Lào, hay đơn giản là vẻ đẹp thơ mộng tại cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng vào buổi sáng sớm… cứ trở về trong ông. Những ký ức đó, với tư cách từng là người trong cuộc, ông Thịnh gửi gắm vào tác phẩm dự thi tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào với mong muốn chia sẻ những tư liệu lịch sử, góp thêm tiếng nói để thế hệ trẻ hiểu biết thêm về mối quan hệ gắn bó keo sơn Việt Nam – Lào.



Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” tại Yên Bái thu hút 34.475 tác phẩm dự thi .

Cũng có mặt tại đất nước Lào trong chiến tranh, nhà báo - chiến sỹ Trần Cao Đàm thuộc biên chế Tiểu đoàn 927, Đoàn 766, quân tình nguyện Việt – Lào đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở biên giới Sầm Nưa cũng đã kịp ghi lại nhiều tư liệu quý báu với đầy đủ hình tượng "tình sâu, nghĩa nặng” của quân dân hai nước Việt - Lào. 

Sau này, những tập tiểu thuyết "Pa Thí mù sương”, truyện ký "Trang giấy ở chiến trường Lào” cùng nhiều bài báo, truyện ngắn… của ông đã đến với độc giả.

Trong cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”, ông Đàm đã dày công với hồi ký kể về những ngày được chung sống và chiến đấu cùng với nhân dân nước bạn Lào tại Sầm Nưa. Đối với ông, tham gia cuộc thi là trách nhiệm của mỗi người lính từng thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả tại nước bạn Lào để giữ gìn, kế thừa và giáo dục thế hệ sau tiếp tục duy trì, phát triển tình hữu nghị Việt – Lào.

Trong lần thứ 2 tỉnh Yên Bái hưởng ứng, tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” đã có 34.475 tác phẩm dự thi với đông đảo tác giả là cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công an, cựu chiến binh, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân… 

Cuộc thi "Tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” năm 2017 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh tham gia. Đây sẽ là cơ hội để thế hệ trẻ Yên Bái nâng cao hiểu biết về mối quan hệ gắn bó keo sơn, góp sức giữ gìn, kế thừa và phát huy tình hữu nghị đặc biệt giữa  2 Đảng, 2 Nhà nước, 2 dân tộc Việt Nam – Lào nói chung và tình hữu nghị thắm thiết của tỉnh Yên Bái với hai tỉnh Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nói riêng. 

Hoài Văn

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục