Đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/11/2017 | 8:07:57 AM

Đó là một trong những nội dung được quyết nghị tại Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả được Quốc hội thông qua chiều 24-11.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, Quốc hội tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát số 08/BC-ĐGS ngày 12 tháng 10 năm 2017 của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 về những kết quả đã đạt được và cả những hạn chế, yếu kém còn tồn tại.

Nghị quyết nêu rõ, việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị, có lộ trình cụ thể, gắn với cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương.

Một số giải pháp cụ thể được đưa ra là: căn cứ vào các tiêu chí, nguyên tắc chung, bộ, cơ quan ngang bộ sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong để giảm tối đa cấp trung gian, thu gọn đầu mối, giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó và người giữ hàm lãnh đạo, quản lý; sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở một số lĩnh vực tổ chức theo ngành dọc hoặc đã phân cấp cho địa phương quản lý.

Không chuyển các vụ thành cục, tổng cục; không thành lập mới phòng trong vụ tham mưu thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, trường hợp đặc biệt phải đáp ứng tiêu chí cụ thể do Chính phủ quy định. Các quyết định thành lập tổ chức, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức không đúng tiêu chí, tiêu chuẩn phải bị thu hồi, hủy bỏ.

Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương được sắp xếp theo hướng thu gọn đầu mối, giảm cấp trung gian, tăng cường quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Không nhất thiết cấp trên có cơ quan, tổ chức nào thì cấp dưới có cơ quan, tổ chức đó và ngược lại; các cơ quan, đơn vị cùng cấp ở các địa phương khác nhau không nhất thiết phải có mô hình tổ chức bộ máy giống nhau.

Rà soát, giảm số lượng các ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành ở cả trung ương và địa phương; giải thể những tổ chức không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Sắp xếp lại các đơn vị, văn phòng chuyên trách giúp việc các ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành; chỉ duy trì đơn vị chuyên trách giúp việc hiện có nếu thực sự cần thiết nhưng phải bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.

Từ năm 2018, khi thành lập mới ban chỉ đạo, tổ chức liên ngành phải xác định cụ thể thời hạn hoạt động. Kiên quyết không thành lập mới các ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành làm phát sinh bộ phận chuyên trách, tăng biên chế.

Nghị quyết cũng quyết nghị, việc thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015.

Tại kỳ họp thứ mười (vào tháng 10 năm 2020), Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước theo các nội dung của Nghị quyết này.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Đại biểu Quốc hội Giàng A Chu thảo luận tại hội trường sáng 24/11. Ảnh ĐT

YBĐT - Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 24/11, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã phát biểu, cho ý kiến vào dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Báo Yên Bái lược ghi và giới thiệu với bạn đọc ý kiến của đại biểu.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND phát biểu bế mạc kỳ họp.

YBĐT - Sáng 24/11, Kỳ họp thứ 7 HĐND khóa XVIII đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã phát biểu bế mạc kỳ họp. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phát biểu bế mạc.

YBĐT - Sáng 24/11, HĐND tỉnh khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 7 (phiên bất thường) để xem xét tờ trình của UBND tỉnh về danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện xây dựng các khu tái định cư bố trí cho hộ thiệt hại do thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh phiên họp.

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Quản lý nợ công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục