Kỷ niệm Ngày Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua Hiến pháp 2013 sửa đổi (28/11/2013 - 28/11/2017)

Những điểm mới về kinh tế trong Hiến pháp năm 2013

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2017 | 8:02:23 AM

Bản Hiến pháp năm 2013 là đạo luật gốc, là văn kiện đặc biệt quan trọng thể hiện tập trung ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý được vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ký chứng thực Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ký chứng thực Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013.

Về lĩnh vực kinh tế, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992, đồng thời có những điểm bổ sung phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế trong xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện xu thế phát triển mới được thể hiện ở những điểm mới như sau:

Thứ nhất, quy định rõ hơn về tính chất, quy mô nền kinh tế: Hiến pháp năm 2013 quy định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điều 50).
 
Quy định như vậy thể hiện khá bao quát và toàn diện về bản chất của nền kinh tế, vừa thể hiện động lực và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, đó là những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển một nền kinh tế bền vững ở hiện tại và tương lai.

Thứ hai, về thành phần kinh tế: Hiến pháp năm 2013 không nêu cụ thể các thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992, cách thể hiện này phù hợp với tính chất, nội dung quy định của một đạo luật gốc. Về tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ được quy định tại các đạo luật chuyên ngành và các chính sách cụ thể khác của nhà nước thì sẽ phù hợp và chính xác hơn.

Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.”
 
Điều đó thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về các thành phần kinh tế là chủ thể của nền kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật, chứ không có sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế khác nhau, qua đó nhằm huy động toàn diện, đồng bộ tất các các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Lần đầu tiên trong Hiến pháp ghi nhận vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân một cách tương xứng với sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế; đồng thời, khẳng định rõ ràng và nhất quán về tài sản hợp pháp để đầu tư, sản xuất, kinh doanh được nhà nước bảo vệ và không bị quốc hóa, cụ thể tại Khoản 3 Điều 51, Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.

Thứ ba, về hình thức sở hữu: Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự ghi nhận, tôn trọng sự đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các quyền về tài sản và sở hữu trí tuệ. Tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”(Điều 53).

Thứ tư, về quản lý và sử dụng đất đai: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (khoản 1 Điều 54); đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quy định: "quyền sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ” (khoản 2 Điều 54) điều đó thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước là bảo vệ quyền sử dụng đất của công dân vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phòng chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về đất đai.

Khoản 3, Điều 54, Hiến pháp năm 2013 quy định: "3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”với mục đích là ngăn ngừa tình trạng thu hồi đất một cách tràn lan, tùy tiện trong các dự án phát triển kinh tế, xã hội gây bức xúc trong nhân dân, làm phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp và gây bất ổn trong xã hội tại các địa phương hiện nay.

Trên đây là những điểm mới cơ bản về lĩnh vực kinh tế trong Hiến pháp năm 2013.

B.T

Các tin khác

YBĐT - Ph.Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 tại Bác-men, tỉnh Ranh của Vương quốc Phổ (thuộc nước Đức ngày nay). Tuy xuất thân từ một gia đình tầng lớp trên, thuộc giai cấp tư sản, nhưng Ph. Ăng-ghen đã dành tất cả con tim, khối óc, tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vô sản, hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông tin với cử tri về những vấn đề quan trọng của đất nước, về những đổi mới tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

YBĐT - Thực hiện chương trình công tác sau kỳ họp Quốc hội, chiều 27/11, đồng chí Trần Quốc Vượng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái đã tiếp xúc cử tri huyện Lục Yên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đại diện nhiều doanh nghiệp Singapore đang đầu tư tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện pháp luật, sẽ xem xét sửa đổi một số nội dung chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn để thu hút thêm nguồn lực trong và ngoài nước trong thời gian tới.

YBĐT - Ngày 27/11, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái gồm các đồng chí: Dương Văn Thống – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; Giàng A Chu – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã có cuộc tiếp xúc cử tri huyện Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục