Cử tri Yên Bái tích cực tham gia ý kiến vào các dự án luật

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2018 | 10:47:57 AM

YBĐT - Cùng với các hoạt động tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV tỉnh Yên Bái phối hợp với Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức các hội thảo lấy ý kiến tham gia vào dự thảo các dự án luật sẽ được xem xét thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp, trong đó có dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Đại biểu Hội Cựu giáo chức tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Đại biểu Hội Cựu giáo chức tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.


Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009. Trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển theo hướng mở, liên thông, hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học 4.0.
 
Theo dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục có 39 điều được sửa đổi và 2 điều bổ sung. Qua nghiên cứu và cho ý kiến tham gia vào dự thảo, các ý kiến cho rằng việc sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
 
Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều 29 về Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, ông Đặng Quang Khánh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng điều này đã tạo đột phá trong giáo dục, đã cụ thể hóa được mục tiêu của giáo dục phổ thông. Chương trình sách giáo khoa cần thống nhất trong cả nước và tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương và cơ sở giáo dục.
 
Về nội dung này, ông Hà Kim Thúy – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái nêu ý kiến: mỗi môn học chỉ nên có một bộ sách giáo khoa và nhiều sách tham khảo để đảm bảo tính thống nhất chung cho các nước; việc cập nhật kiến thức mới, thay đổi sách giáo khoa cần có quy định rõ về cách thức và thời gian.
 
Liên quan đến sửa đổi, bổ sung Điều 77, Điều 89 (chất lượng, chuẩn trình độ đào tạo giáo viên và chính sách sinh viên sư phạm), ông Đặng Quang Khánh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất việc nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học, nâng chuẩn cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non. Học sinh sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đúng thời gian quy định sẽ không phải trả khoản vay này.
 
Bà Hoàng Thị Làng – Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội KHKT tỉnh lại đề nghị bỏ quy định này và thay vào đó là chính sách miễn học phí cho tất cả sinh viên đang theo học các trường sư phạm nhằm khắc phục tình trạng các trường sư phạm hiện nay không còn nhiều sức hút đối với học sinh lớp 12. Đại biểu đề nghị nên dùng chính sách này để quan tâm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đang giảng dạy nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định…
 
Về Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) gồm 9 chương, 68 điều, bổ sung thêm 1 chương và 18 điều so với Luật Tố cáo trước đây, các ý kiến tham gia đều cơ bản nhất trí và cho rằng Luật có nhiều đổi mới, phạm vi được mở rộng, tính khả thi cao và có tác động lớn đến công tác phòng chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo.
 
Các ý kiến đề nghị bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; có cơ chế bảo vệ người tố cáo và những người liên quan; thời gian giải quyết tố cáo khi người tố cáo không cung cấp được thông tin bằng chứng; hình thức tố cáo bằng văn bản và lời nói.
 
Tiếp thu các ý kiến tham gia từ các cuộc hội thảo, đồng chí Dương Văn Thống – Phó  Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh đề nghị Văn phòng Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, tổng hợp các ý kiến trình lên cơ quan thẩm tra để Quốc hội xem xét, sửa đổi.

Trần Cường

Các tin khác

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV khai mạc hôm nay, 21-5. Tại kỳ họp này, nhân dân, cử tri cả nước tiếp tục gửi nhiều ý kiến, kiến nghị đến Quốc hội. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực đã trao đổi về những trọng tâm mà cử tri gửi đến Quốc hội kỳ này.

Đồng chí Dương Văn Thống – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái trao giải A cho nhóm tác giả đạt giải.

YBĐT - Trang trọng, ấm cúng, xúc động, tự hào - đó là cảm nhận chung của tất cả những người có mặt dự buổi Lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Cử tri phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc cử tri.

YBĐT - Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV khai mạc sáng nay - 21/5. Trước Kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc để thông tin với cử tri về nội dung, chương trình Kỳ họp và tiếp thu những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri gửi tới Quốc hội…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 26 – Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục