Bác Hồ trong lòng nhân dân Ai Cập

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/5/2019 | 9:32:01 AM

Hầu hết người dân Ai Cập đều biết tới Việt Nam và Chủ tịch “Hồ Chí Minh”.

Đại sứ Moheb El Samra chia sẻ những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại sứ Moheb El Samra chia sẻ những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 
"Việt Nam – Hồ Chí Minh” luôn được người dân Ai Cập, Bắc Phi nhắc tới với sự ngưỡng mộ và kính trọng. Một dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột đã đứng lên đấu tranh giành độc lập và sau hơn bốn thập kỷ đã vươn mình trở thành một con hổ kinh tế ở Đông Nam Á. Điều đó càng khiến họ thêm yêu quý Việt Nam, tôn kính Hồ Chủ tịch. 

Hầu hết người dân Ai Cập đều biết tới Việt Nam và Chủ tịch "Hồ Chí Minh”. Câu nói quen thuộc của người dân ở đây là "Việt Nam – Hồ Chí Minh” với sự ngưỡng mộ và đầy kính phục. Dân tộc Việt Nam như bao dân tộc khác trên thế giới nhưng đã làm nên những điều kỳ diệu dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất. 

Đại sứ Moheb El Samra chia sẻ, "Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cổ vũ và ảnh hưởng to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc các nước Châu Phi, Ai Cập cùng nhiều dân tộc trên thế giới. Bất cứ cuộc đấu tranh giải phóng nào của các dân tộc ở Châu Á, cũng như trên toàn thế giới lúc đó đều lấy Việt Nam – Hồ Chí Minh làm ngọn cờ để đấu tranh giành độc lập”.

Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé thăm Ai Cập và Người cũng đã tới đất nước Kim Tự Tháp 2 lần sau đó. Đó là minh chứng lịch sử cho sự đoàn kết, gắn bó của tình hữu nghị Việt Nam và Ai Cập, tạo một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. 

Đại sứ Reda El Taify khẳng định "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại không chỉ của người dân Việt Nam mà còn ở các nước thế giới thứ ba ở châu Á và châu Phi. Chúng tôi rất kính trọng vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người là một trong những vị lãnh đạo thế giới có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và sự hy sinh lớn lao của Người góp phần định hình lịch sử Việt Nam. Nhân dân thế giới và người Ai Cập không bao giờ quên vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một vị lãnh đạo lỗi lạc”.

bac ho trong long nhan dan ai cap hinh 2
Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á Phi Nuri Abdel vẫn nhớ lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc năm 1950.

Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á Phi Nuri Abdel vẫn nhớ lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc năm 1950.
 
Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á Phi, ông Nuri Abdel dù đã 90 tuổi nhưng vẫn nhớ và tự hào khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1950 tại Trung Quốc. Ấn tượng nhất của ông về Người đó chính là một nhà lãnh đạo kiệt xuất nhưng hết sức bình dị và gần gũi với nhân dân.

"Tôi đã từng gặp nhiều nhà lãnh đạo lớn và có ảnh hưởng trên thế giới. Nhưng thời đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ số một thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 với  chiến thắng của Hồng quân Liên Xô. Ông đã dành cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng ông là người có cuộc sống rất bình dị và luôn yêu thương nhân dân” -  ông Nuri Abdel chia sẻ.

Trong thế giới hội nhập ngày nay, người dân Ai Cập càng ngưỡng mộ và thán phục hơn khi chứng kiến sự phát triển của Việt Nam ở Đông Nam Á và Châu Á, cũng như vươn mình mạnh mẽ ra thế giới. Nhiều nhà kinh tế, chuyên gia Ai Cập đã tìm hiểu về các chích sách kinh tế, đầu tư của Việt Nam và đã có những bài phân tích như "Việt Nam con hổ kinh tế ở Đông Nam Á” hay "Làm thế nào mà nền kinh tế Việt Nam vươn lên từ dưới không ?”.
bac ho trong long nhan dan ai cap hinh 3
Nhiều chuyên gia phân tích kinh tế Việt Nam như con hổ mới ở Đông Nam Á .
 

Họ xem Việt Nam như một thị trường mới nổi với nền kinh tế năng động và đa dạng để học hỏi. Đó cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều người dân Ai Cập tới Việt Nam để được tận mắt chứng kiến những thành công ngày nay.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Cách đây 78 năm, ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, thể hiện tính sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã đoàn kết hết thảy dân tộc, tạo sức mạnh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đánh đuổi phát xít Nhật-đế quốc Pháp.

Chiến sỹ xung kích tấn công vào đồn địch trong Chiến dịch sông Thao, năm 1949.

Sau thất bại của cuộc tấn công căn cứ địa Việt Bắc thu - đông năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Chúng thành lập Khu quân sự Tây Bắc (SANO) gồm có nhiều phân khu trực thuộc, dưới phân khu là các tiểu khu. Phía hữu ngạn sông Hồng, nơi tiếp giáp giữa tỉnh Yên Bái và Lào Cai, Pháp lập hệ thống đồn bốt dày đặc như: Đại Bục, Đại Phác, Gióm, Phát, Phục Linh… do tiểu đoàn Thái số 2 chốt giữ với hàng ngàn quân lính và chỉ huy.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc trồng giống dưa Kim Cô Nương tại Trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin khoa học và Công nghệ.

Cách đây 60 năm, Phòng Quản lý đo lường đầu tiên của tỉnh Yên Bái được thành lập (cơ quan tiền thân của Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái ngày nay).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục