HĐND tỉnh Yên Bái chú trọng giám sát công tác đào tạo nghề

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2019 | 7:49:55 AM

YênBái - Cuộc giám sát chuyên đề về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, trọng tâm là lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2018 được HĐND tỉnh thực hiện trực tiếp tại 14 đơn vị và giám sát qua báo cáo 25 đơn vị có liên quan. Đây là một trong những nội dung giám sát chuyên đề được HĐND tỉnh thực hiện trong năm 2019 theo Nghị quyết số 16 ngày 2/8/2018 của HĐND tỉnh.

Thầy và trò Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ học môn Tự động hóa.
Thầy và trò Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ học môn Tự động hóa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (11 cơ sở công lập, 2 cơ sở ngoài công lập). Trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong 40 trường chất lượng cao của cả nước đến năm 2020; 5 trường cao đẳng và trung cấp công lập đã xây dựng được 17 nghề trọng điểm cấp quốc tế, Asean, quốc gia. 

Trong 3 năm, toàn tỉnh tuyển sinh và đào tạo nghề cho 50.343 người; trong đó, khoảng 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau đào tạo và trên 90% đối với học sinh, sinh viên học các nghề kỹ thuật. 

Công tác đào tạo nghề từng bước gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhu cầu của thị trường, phù hợp với nhu cầu của xã hội và xuất khẩu lao động như: hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật pha chế đồ uống, nghiệp vụ lưu trú, ngành điều dưỡng... 

Về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn tỉnh mở được 528 lớp đào tạo nghề với gần 15.400 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề. Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, hình thức, phương pháp đào tạo đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu của người học; nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. 

Nhiều lao động sau khi học nghề đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong, ngoài tỉnh. Nhiều lao động áp dụng kỹ thuật vào phát triển sản xuất, xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao. 

Qua giám sát cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2018, việc đào tạo nghề cho lao động đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. 

Đến năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 54%, tạo việc làm cho trên 18.000 lao động/năm. Có hàng nghìn lao động sau khi học nghề được các doanh nghiệp trong tỉnh tuyển dụng như: nghề may công nghiệp, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, hàn...; nhiều lao động sau khi học nghề đã tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. 

Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao năng suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những tác động, chuyển biến rõ rệt; nhiều lao động sau khi học nghề có việc làm mới, cải thiện thu nhập; nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.  

Ông Nguyễn Văn Tiến - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho biết: bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được trong đào tạo nghề cho lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đoàn giám sát cũng chỉ ra những hạn chế trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp để khắc phục những tồn tại sau giám sát. 

Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh cần có các giải pháp cụ thể trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và hoàn thành chỉ tiêu tạo việc làm mới, lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh trong năm 2019; chỉ đạo các ngành, các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về tiến độ, chính sách, kinh phí trong quá trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm; thực hiện tốt tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học nghề, lao động từ học sinh THCS và THPT trên địa bàn toàn tỉnh. 

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần quan tâm điều tra, khảo sát về thực trạng nguồn lao động của địa phương, dự báo nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm sát với thực tiễn; gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với các mô hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, GS các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề khai thác, sử dụng thiết bị dạy nghề có hiệu quả, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá thường xuyên về tỷ lệ người có việc làm sau khi học nghề để có giải pháp đào tạo phù hợp với thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. 

 Hà Anh

Tags HĐND đào tạo nghề giám sát may công nghiệp công nghệ ô tô điện công nghiệp

Các tin khác

Trường Chính trị tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức mở 14 lớp bồi dưỡng cho 934 học viên (2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bí thư chi bộ thôn, bản, tổ dân phố cho 165 học viên, 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước cho 147 cán bộ, công chức cấp xã

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Sáng 24/10, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 11/2019 với 422 điểm cầu.

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Đăng Vinh

Sau một ngày điều trị tại bệnh viện do bị đột quỵ, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Đăng Vinh đã qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam Vương Dư Ba.

Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề cập trong buổi tiếp Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Vương Dư Ba chiều 23/10 tại Văn phòng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục