Các đại biểu cho ý kiến về dự án sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2019 | 11:13:39 AM

Dự án luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và Phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Dự án luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và Phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua thảo luận về cơ bản, các đại biểu Quốc hội tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật. 

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này. Đối với Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Quốc hội cho ý kiến về việc quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập các tổ chức hành chính; quy định số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quốc hội cho ý kiến về việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền; mô hình tổ chức chính quyền địa phương; số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Phó Trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã loại II; bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương.

Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.

Sau đó, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước tại hội trường.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Các nội dung còn có ý kiến của dự thảo Luật đã được tiếp thu và chỉnh lý để đưa ra Kỳ họp thứ 8. Trong đó, về bổ sung quy định để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, dự thảo Luật tiếp thu theo hướng: bỏ các quy định về quyền "xác minh” tại điểm 2a, khoản 3 và điểm 2 khoản 7, Điều 1; bỏ quy định về trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán khi đã kiểm toán nhưng không phát hiện tham nhũng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề cập việc sửa căn cứ ban hành quyết định kiểm toán từ "có dấu hiệu vi phạm pháp luật” thành "có dấu hiệu tham nhũng” để phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng; quy định Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm quyết định và tổ chức các biện pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng trong nội bộ Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng tại điểm 4, khoản 4, Điều 1.

Về bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử, dự thảo Luật quy định chỉ cho phép Kiểm toán Nhà nước truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến nội dung kiểm toán và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật tại khoản 3, khoản 6 Điều 1 dự thảo luật.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn giám sát việc thực hiện đề án trồng dâu nuôi tằm tại xã Sơn Lương.

Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND huyện đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề việc quản lý, sử dụng và khai thác nguồn thu từ quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và nhà ở do bão lũ gây ra trong năm 2018; giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú....

Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 26 để thực hiện Chỉ thị số 35.

Giáo dục chính trị cho chiến sỹ mới tại Sư đoàn 355.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị “Vững mạnh toàn diện” của Quân khu 2 và Bộ Quốc phòng, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 355 (Quân khu 2) đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thầy và trò Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ học môn Tự động hóa.

Cuộc giám sát chuyên đề về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, trọng tâm là lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2018 được HĐND tỉnh thực hiện trực tiếp tại 14 đơn vị và giám sát qua báo cáo 25 đơn vị có liên quan. Đây là một trong những nội dung giám sát chuyên đề được HĐND tỉnh thực hiện trong năm 2019 theo Nghị quyết số 16 ngày 2/8/2018 của HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục