Tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/11/2019 | 3:57:31 PM

Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020

Với tỷ lệ 93,37% đại biểu (ĐB) tán thành, chiều nay Quốc hội (QH) thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.

Theo đó, QH giao tổng số thu ngân sách Nhà nước hơn 1.512.300.000 triệu đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.747.100.000 triệu đồng; mức bội chi ngân sách Nhà nước là 234.800.000 triệu đồng, tương đương 3,44% GDP

Trong đó, bội chi ngân sách TƯ là 217.800.000 triệu đồng, tương đương 3,2%GDP; bội chi ngân sách địa phương là 17.000.000 triệu đồng, tương đương 0,24%GDP.

Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 488.921.352 triệu đồng.

QH giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2020.

Trong đó, QH giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ưu tiên nhiều nguồn để cải cách lương

Từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách Trung ương (TƯ) và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.



QH cũng giao Chính phủ, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 và dự toán năm 2020 để tính nguồn cải cách tiền lương.

Cụ thể là các khoản thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

Ngoài ra, còn loại trừ thêm cả phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo một số nguyên tắc

Cụ thể, dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp

Dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước.

Ngân sách TƯ bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do TƯ ban hành.

Ngân sách TƯ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Các địa phương có điều tiết về ngân sách TƯ mà xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình đến năm 2025, không đề nghị ngân sách TƯ hỗ trợ, thì được phép trình Thủ tướng xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

QH cũng lưu ý, Chính phủ điều hành chi ngân sách Nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; chống lãng phí; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.

Đồng thời, bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách Nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Tân Phó bí thư Quảng Nam Lê Trí Thanh.

Ông Lê Trí Thanh được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nhiệm kỳ 2015-2020 tại Hội nghị về công tác cán bộ, chiều 11/11.

Đại biểu Giàng A Chu - đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: TTXVN)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 12/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Kỷ niệm 60 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo huyện Mù Cang Chải, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh gửi thư chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc; các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo huyện Mù Cang Chải. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đại biểu Quốc hội khóa XIV, tỉnh Yên Bái Giàng A Chu.

Thảo luận trong phiên họp Tổ 19 gồm các đoàn Kon Tum, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Yên Bái về Dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Đại biểu Giàng A Chu nhất trí sự ban hành, cho rằng cần phải nâng luật để quản lý, đầu tư dài hơi hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục