Cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/11/2019 | 1:42:56 PM

YênBái - Từ năm 2012 - 2019, huyện Mù Cang Chải có 965 lượt người được công nhận là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Riêng năm 2019, Mù Cang Chải có 124 người có uy tín ở 124 thôn, bản, tổ dân phố.

Người có uy tín ở Mù Cang Chải tích cực học hỏi kinh nghiệm tuyên truyền.
(Ảnh: Vũ Đồng)
Người có uy tín ở Mù Cang Chải tích cực học hỏi kinh nghiệm tuyên truyền. (Ảnh: Vũ Đồng)

Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Mù Cang Chải có vị trí, vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong cụ thể hóa, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.Thời gian qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Mù Cang Chải đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội, tích cực đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự tại các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn. 

Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, người có uy tín trong đồng bào DTTS là "cánh tay nối dài” giúp Mặt trận Tổ quốc và lực lượng công an trong huyện nắm tình hình, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc nâng cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động. 

Người có uy tín ở Mù Cang Chải luôn thể hiện vai trò trong duy trì thực hiện hương ước, quy ước thôn, bản, vận động đồng bào tham gia công tác bảo vệ rừng, tham gia công tác hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ, tham gia công tác quản lý, giáo dục, tái hòa nhập những người lầm lỗi trở về làm ăn sinh sống, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trong từng bản, làng, tổ dân phố. 

Bà Lương Thị Xuyến cho biết thêm: "Thông qua tổ chức hội nghị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín hàng năm, huyện Mù Cang Chải tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó người có uy tín nắm bắt được đường lối chỉ đạo của Đảng và địa phương; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của già làng, người có uy tín đối với địa bàn nơi cư trú, gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động”.

Cùng với đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nêu gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Mù Cang Chải còn phát huy vai trò tuyên truyền tới đồng bào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng văn hóa trong Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, giữ gìn nếp sống văn minh, phát huy phong tục, truyền thống văn hóa các dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội. 

Qua đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn luôn được người dân tích cực hưởng ứng. Tỷ lệ các hộ đăng ký đầu năm tăng cao với nhiều bản, tổ dân phố đạt tới 90%. Các hộ gia đình trên địa bàn huyện đã thường xuyên giữ gìn vệ sinh nhà cửa, sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng, không xả rác bừa bãi. Nhiều gia đình đã tự đào hố rác, đốt rác đúng quy định; thực hiện ăn chín, uống sôi, chú trọng vệ sinh phòng bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 

Hầu hết các đám cưới được tổ chức theo hình thức tiệc cưới, phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc, địa phương, thủ tục cưới xin đơn giản, gọn nhẹ, không gây mất trật tự. Các quy định về việc tang đã được các bản, tổ dân phố đưa vào quy ước, hương ước nên hầu hết các đám tang không gây ồn ào làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cộng đồng và duy trì các nghi thức cúng theo phong tục của từng dân tộc. 

Tuy địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, dân cư sinh sống không tập trung khiến cho việc đi lại, nắm tình hình cũng như động viên nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của những người có uy tín trên địa bàn huyện Mù Cang Chải gặp khó khăn nhưng với vai trò, trách nhiệm của mình, họ đã khẳng định mình là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân địa phương, góp phần để các chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Khánh Linh

Các tin khác
Hội thảo

Các đại biểu đã thảo luận về những điểm tương đồng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của hai lãnh tụ Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao đổi với cán bộ trong đơn vị về những vấn đề trọng tâm trong thực hiện Nghị quyết 18, 19.

Với sự chủ động, bài bản trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế (TGBC) và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh Yên Bái được Trung ương ghi nhận, đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước.

Gặp mặt kỷ niệm 60 năm các nhà giáo lên miền núi dạy học theo lời kêu gọi của Bác Hồ/ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà tiếp làm việc với Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam/ Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc/ Hoạt động kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11... là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những tâm huyết, đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên

Thủ tướng cho rằng, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục