Báo cáo sự cố sách giáo khoa, tiêu cực ngành y tế trước khi chất vấn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/11/2020 | 11:04:39 AM

Báo cáo tổng hợp việc thực hiện lời hứa sau chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và vấn đề từ nhiệm kỳ khóa XIII của Chính phủ đề cập 19 lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành thuộc Chính phủ.

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn

Sáng 6/11, trước khi Quốc hội bước vào phiên chất vấn trực tiếp với tất cả các vấn đề đặt ra, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình thay mặt Chính phủ báo cáo tóm tắt nội dung báo cáo dài tới gần 1.000 trang giấy này.

Giải quyết án tham nhũng nghiêm trọng "tồn” từ nhiều năm

Lĩnh vực thanh tra, phòng chống tham nhũng, Chính phủ khẳng định đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều nhiệm vụ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo. Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra và kết luận nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có một số vụ việc rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh xử lý tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai có giá trị lớn.

Trong khoá XIV, Chính phủ cũng đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, ban hành Chỉ thị số 100 năm 2019 của Thủ tướng về tăng cường, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng "tham nhũng vặt”; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, chưa gắn việc tiếp công dân với đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng chưa tương xứng với tình hình thực tế.

Lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nêu kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, nâng cao chất lượng điều tra, xử lý tội phạm, phòng ngừa oan sai. Nhiều vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm: Ma túy, xâm hại trẻ em, hoạt động theo kiểu "xã hội đen”, "tín dụng đen”, mua bán người, sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…; tiếp tục triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Công tác phòng, chống oan sai trong hoạt động điều tra hình sự được quan tâm. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Điểm tồn tại đến thời điểm này là một số địa bàn còn tiềm ẩn điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự; số vụ phạm pháp hình sự vẫn có chiều hướng gia tăng; tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp; tội phạm chống người thi hành công vụ tăng; công tác quản lý người nghiện ma túy còn bất cập.

5 năm, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động

Lĩnh vực lao động, an sinh xã hội, lãnh đạo Chính phủ đề cập kết quả rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cho phép thành lập cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện nhiều hoạt động gắn kết với doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu, tăng cường kết nối cung - cầu lao động. Quy mô, chất lượng nguồn nhân lực được mở rộng và từng bước cải thiện, nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm được cho trên 7,5 triệu lao động, trong đó lao động thanh niên chiếm khoảng 60%. Hỗ trợ tạo việc làm tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm.

Những vấn đề chưa khắc phục được bao gồm: cơ cấu đào tạo nghề chưa theo kịp thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao; bạo lực và xâm hại trẻ em ở một số nơi chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời; kết quả tập trung cai nghiện ma túy còn hạn chế.

Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, kết quả nổi bật của nhiệm kỳ khoá XIV là Quốc hội ban hành được đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa và các đề án có liên quan, bảo đảm đồng bộ các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

Bộ Giáo dục- Đào tạo cũng đã ban hành được Chương trình giáo dục phổ thông mới; tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa; thẩm định, phê duyệt được 5 bộ sách giáo khoa lớp 1.

Xếp hạng giáo dục Việt Nam tăng. Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cơ bản bảo đảm khách quan, công bằng, giảm áp lực và tốn kém trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Lãnh đạo Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận việc Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa tổ chức biên soạn được 1 bộ sách giáo khoa lớp 1 "chuẩn” với đầy đủ các môn học theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Một số sách giáo khoa như cuốn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có nội dung chưa phù hợp, sai sót, cần phải chỉnh sửa bổ sung…

Lĩnh vực y tế nổi bật với kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19, được nhân dân và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, chất lượng y tế còn chưa đồng đều giữa các tuyến, các vùng miền; việc quản lý, quản trị các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở y tế lớn còn xảy ra một số vụ việc tiêu cực (như mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế). Tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương chưa được giải quyết dứt điểm; nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm do tập quán, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ vẫn cao.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Trong cuộc chiến chống Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã biết lấy truyền thống yêu nước và anh dũng kháng chiến của nhân dân trong nước làm điểm tựa.

Tờ Sputnik của Nga cho rằng, không ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy Việt Nam làm tấm gương điển hình cho các nước khác học tập trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, còn báo chí thế giới tôn vinh Việt Nam là 'ngôi sao' trong cuộc chiến chống đại dịch.

Trước khi tiến hành chất vấn, các đại biểu nghe Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV.

Đại tá Trần Công Ứng (thứ 2 phải sang) kiểm tra điều kiện vật chất ứng phó thiên tai.

Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành toàn diện, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự, công an trong tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

Đại biểu Dương Văn Thống (Đoàn Yên Bái) phát biểu tại phiên thảo luận chiều 5/11 về dự báo tình hình và tăng trưởng kinh tế năm 2021. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 5/11, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, Bản Mồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục