Quốc hội đồng ý trao cơ chế đặc biệt để Chính phủ và Thủ tướng chống dịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/7/2021 | 5:47:25 PM

Quốc hội tán thành việc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để phòng, chống dịch Covid-19.

Đại biểu Quốc hội khóa XV ấn nút biểu quyết trên hội trường tại Kỳ họp thứ nhất
Đại biểu Quốc hội khóa XV ấn nút biểu quyết trên hội trường tại Kỳ họp thứ nhất

Quốc hội khóa XV vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ nhất tại phiên bế mạc chiều 28/7, với 469/469 đại biểu tán thành (chiếm 93,99% tổng số đại biểu Quốc hội). Trong đó, nghị quyết trao cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ một số quyền để tăng cường các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19.

Quốc hội khẳng định trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các địa phương, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát đại dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước mà nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.

Quốc hội trân trọng sự đồng hành, tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tinh thần tự giác, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và sự đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội khóa XV ấn nút biểu quyết trên hội trường tại Kỳ họp thứ nhất
Đại biểu Quốc hội khóa XV ấn nút biểu quyết trên hội trường tại Kỳ họp thứ nhất
Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái "bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách.

Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19 về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh và có giải pháp không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong hoạt động này.

Quốc hội cũng đồng ý thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vaccine phòng dịch Covid-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2021.

Cùng với đó là ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong trường hợp cấp thiết, ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

"Trường hợp cần thiết phải ban hành quy định về phòng, chống dịch Covid-19 khác với quy định của luật thì trong thời gian Quốc hội không họp, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn trước khi thực hiện” – Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ; đồng thời yêu cầu thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng dịch Covid-19; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vaccine; truyền thông đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng và phòng, chống dịch, sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Nghị quyết cũng nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện các biện pháp trên cho đến hết ngày 31/12/2022 và phải báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất. Căn cứ tình hình thực tế và nếu thấy cần thiết thì Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp này tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2022)./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Quốc hội cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Chiều 28/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với 4 Phó Thủ tướng là các ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành cùng danh sách 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái bấm biểu quyết thông qua cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)

Sáng 28/7, 479/479 đại biểu có mặt (chiếm 95,99% tổng đại biểu) tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Điều tra viên thực hiện Tổng điều tra tại hộ kinh doanh cá thể.

Trong giai đoạn 2 Tổng điều tra kinh tế năm 2021, huyện Văn Yên tiến hành thu thập thông tin của 4.752cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và 40 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Điều tra viên thị trấn Yên Bình tiến hành thu thập thông tin tại hộ kinh doanh.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, cuộc Tổng điều tra kinh tế (ĐTKT) năm 2021 giai đoạn 2 trên địa bàn huyện Yên Bình được thực hiện từ ngày 1/7. Qua rà soát, trong giai đoạn này, huyện Yên Bình tiến hành thu thập thông tin của 3.734 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và 39 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của 24 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục