Cần phát huy tốt “hạt giống” chính trị - Bài 3: Gốc có vững thì cây mới bền

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/10/2021 | 7:54:50 AM

YênBái - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn Yên Bái đã nỗ lực xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; trong đó, chú trọng phát triển đảng viên để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Khi chi bộ tốt, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều được thực hiện tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng.

Bà Bùi Thị Phượng - Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình trao đổi với các đảng viên về việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
Bà Bùi Thị Phượng - Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình trao đổi với các đảng viên về việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Tăng cường cán bộ về vùng khó

Thôn Làng Mới, xã Mông Sơn có 147 hộ với 657 khẩu, 98% dân số là người công giáo. Trước đây, thôn có tên là Thủy Sơn, phần lớn là dân di cư nhường đất xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Địa bàn thôn là một dãy đảo nổi, mỗi năm, có tới 6 tháng người dân phải di chuyển bằng thuyền nan, khi nước hồ rút thì mới có đường bộ để giao thương. Năm 2019, thực hiện chủ trương sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố, một nửa thôn Làng Mới sáp nhập với thôn Thủy Sơn, lấy tên thành Làng Mới. 

Bà Bùi Thị Phượng - Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới chia sẻ: "Năm 2013 trở về trước, thôn chưa có chi bộ. Cả thôn có mình tôi là đảng viên, do vậy, phải sinh hoạt ghép. Để củng cố, nâng cao hoạt động tổ chức cơ sở Đảng, Đảng ủy xã Mông Sơn đã điều động 3 đảng viên là Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Mai Dung, Nguyễn Thị Thu Loan về thành lập Chi bộ Thủy Sơn. Do làm tốt công tác phát triển đảng viên nên đến nay, Chi bộ thôn Làng Mới có 10 đảng viên và luôn phát huy tinh thần đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. 

Nhận thấy trở ngại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội là không có đường giao thông, Chi bộ đã liên hệ với các công ty khai thác đá trên địa bàn xin bột đá thải loại của nhà máy về nâng cốt nền và bê tông hóa trên 3,2 km đường giao thông nông thôn, vận động nhân dân đóng góp hoàn thiện điện thắp sáng với chiều dài hơn 700 m, vận động cựu chiến binh Nguyễn Văn Lộc hiến 400 m2 đất làm nhà văn hóa thôn, vận động các hộ gia đình sống gần hồ Thác Bà làm 22 lồng cá các loại, 2 mô hình quây lưới eo, ngách thả cá trên 14 ha...

Thôn Khe Gầy, xã Tân Hương, huyện Yên Bình có 90% dân số là người Cao Lan, cách trung tâm xã khoảng 4 km, điều kiện canh tác không mấy thuận lợi nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. 

Nhận rõ sự phát triển cách biệt giữa thôn Khe Gầy và các thôn khác trong xã; đồng thời, xác định, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt để chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân, Đảng ủy xã Tân Hương đã tăng cường 1 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã về phụ trách thôn.

Bà Bùi Thị Lợi - Bí thư Chi bộ thôn Khe Gầy cho biết: "Do làm tốt công tác tuyên truyền nên các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của địa phương đến với người dân nhanh và hiệu quả hơn. Cùng với đó, Chi bộ kiến nghị với xã quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho 3,4 ha lúa 2 vụ; hướng dẫn bà con canh tác 1,5 ha đất nông nghiệp dưới cos hồ Thác Bà, định hướng cho nhân dân đầu tư chế biến các sản phẩm gỗ rừng trồng tăng thêm thu nhập... Nhờ đó, đời sống người dân từng bước cải thiện, các tổ chức đoàn thể được thành lập và tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua”. 

Trước đây, việc thu nộp các loại quỹ của thôn thường bị chậm trễ, việc đóng góp xã hội hóa người dân không mấy "mặn mà”. Khi vai trò của đảng viên được phát huy, các đoàn thể hoạt động tích cực, đa số hộ dân có nhiều chuyển biến về nhận thức, hoàn thành sớm các khoản đóng góp theo quy định và tự nguyện đóng góp thêm… Qua các phong trào, các tổ chức đoàn thể đã tìm ra nhân tố tích cực giới thiệu cho Đảng. Đến nay, thôn Khe Gầy đã có 14 đảng viên.

Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn toàn tỉnh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, mục tiêu xóa thôn "ít đảng viên” và "ghép chi bộ” đạt kết quả tốt. 

Cách làm linh hoạt, sáng tạo được triển khai như: đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho nhân dân; quan tâm phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống; bồi dưỡng nguồn tại chỗ, điều động đảng viên là cán bộ, công chức xã có kinh nghiệm "biệt phái” về các thôn "ít đảng viên”, "ghép chi bộ” để trực tiếp lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng dẫn tạo nguồn phát triển đảng viên, thành lập chi bộ mới. 

Khi chi bộ ghép đủ điều kiện về số lượng đảng viên và hoạt động vững mạnh thì thực hiện tách, thành lập chi bộ độc lập. Từ đó, vai trò của chi ủy, người đứng đầu chi bộ được phát huy, đảng viên nêu gương đi đầu trong các phong trào thi đua, xây dựng nông thôn mới, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Chú trọng tạo nguồn cho Đảng

Yên Bình có 22 xã, 2 thị trấn với 177 thôn, tổ dân phố; 100% thôn, tổ dân phố có chi bộ. Đảng bộ huyện có 47 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc và 303 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với trên 6.500 đảng viên. Công tác phát triển đảng viên đảm bảo số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng; trong đó, chú trọng kết nạp Đảng ở những chi bộ ít đảng viên, kết nạp đảng viên là đoàn viên thanh niên, đảng viên nữ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, đảng viên trong doanh nghiệp, đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ. 

Từ năm 2016 đến 2020, địa phương đã kết nạp 974 đảng viên mới; trong đó, trên 90% tốt nghiệp THPT và 70% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; tỷ lệ kết nạp đảng viên là đoàn viên thanh niên đạt 71,64%. Trong 8 tháng năm 2021, huyện kết nạp vào Đảng 158/200 quần chúng ưu tú, đạt 79% kế hoạch giao; công nhận đảng viên chính thức cho 180 đảng viên dự bị thuộc các chi bộ, đảng bộ cơ sở. 

Ông Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được quan tâm, từng bước đáp ứng yêu cầu củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới; chủ động, kịp thời cụ thể hóa bằng các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo mục đích, yêu cầu, thống nhất về nội dung. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cấp ủy cơ sở và bí thư chi bộ, kịp thời thay thế những cấp ủy viên không đáp ứng yêu cầu; đồng thời, bổ sung ngay các cấp ủy viên đủ tiêu chuẩn, có uy tín vào cấp ủy, không chờ hết nhiệm kỳ. Huyện cũng tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ cấp ủy cơ sở và bí thư chi bộ trực thuộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 

Nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch mở 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng và cử tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng tại tỉnh cho 676 lượt cấp ủy viên cơ sở và bí thư chi bộ; tổ chức thành công Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2019. Qua đó, giúp các đồng chí bí thư, phó bí thư và chi ủy viên chi bộ hiểu và nắm vững hơn kiến thức, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng và kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tiễn công tác”.

Thực tế, công tác xây dựng Đảng tại các địa phương đang có khó khăn chung là hạn chế về nguồn. Nguyên nhân là do thanh niên đi làm ăn xa khá nhiều; trình độ nhận thức của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. 

Bên cạnh đó, cán bộ một số thôn, bản trình độ, năng lực còn hạn chế, bất cập. Một số tổ chức cơ sở Đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển Đảng. Hoạt động của các chi bộ, nhất là chi bộ ở khối dân cư đang còn nhiều khó khăn, bất cập; số chi bộ có đảng viên ở độ tuổi cao, già yếu được miễn sinh hoạt Đảng có chiều hướng gia tăng, trong lúc nguồn phát triển đảng viên hạn chế, dẫn đến nhiều thôn, tổ dân phố có nguy cơ thu hẹp chi bộ. 

Vì vậy, bên cạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng tạo nguồn, các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt ở vùng cao. Cần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số học nghề, hỗ trợ tạo việc làm; gắn công tác giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới nhằm thu hút lao động trẻ lập nghiệp ở địa phương. Qua đó, tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ, đảng viên cốt cán cho phong trào cơ sở. 

Quang Thiều
(Bài cuối: Xây dựng Đảng mạnh từ cơ sở)

Tags xây dựng Đảng chi bộ trong sạch vững mạnh đất nông nghiệp dưới cos hồ Thác Bà sản phẩm gỗ rừng trồng

Các tin khác
Hội nghị diễn ra sang 6/10/2021

Sáng 6/10, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ tuyển quân và thực hiện tham gia công an nhân dân năm 2022.

Tân Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Sáng 6/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, thảo luận về Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Kết luận 14 của Bộ Chính trị sẽ giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao. (Ảnh: Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 1/2/2021).

Đất nước không thể có những đột phá nếu cán bộ không dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhưng để cán bộ “6 dám”, họ rất cần được bảo vệ nhằm cởi bỏ tâm lý sợ sai của chính mình. Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị đã tạo cơ chế để khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục