Tăng cường lãnh đạo của Đảng với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2021 | 2:00:07 PM

YênBái - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tác động tích cực đối với người tiêu dùng, thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt. Đặc biệt, tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.

Nông sản đặc sản ở vùng cao đã được người tiêu dùng lựa chọn.
Nông sản đặc sản ở vùng cao đã được người tiêu dùng lựa chọn.

Đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 107 ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” , đồng chí Nông Thị Kim Cúc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái cho biết: Hằng năm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh tham mưu với Tỉnh ủy ban hành các văn bản bám sát vào tình hình thực tế của địa phương; quán triệt, tuyên truyền tới hệ thống mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh. 

Do đó, Cuộc vận động được triển khai cùng với những giải pháp thiết thực, đồng bộ trên toàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và đã trở thành một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Thông qua đó, thu hút nhân dân trong tỉnh quan tâm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không ngừng mở rộng các kênh phân phối sản phẩm nhằm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hàng Việt. Đồng thời, việc giới thiệu, quảng bá, giảm giá, phân phối sản phẩm, hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú thông qua các cuộc hội chợ trong và ngoài địa bàn. Nhiều tổ chức doanh nghiệp đã chủ động, tích cực đưa hàng Việt về nông thôn, đặc biệt là các chương trình giảm giá cho các hộ nghèo nhằm kích cầu tiêu dùng đối với người dân nông thôn.

Cùng đó, công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả được tiến hành thường xuyên và thực hiện với nhiều giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát; công tác đấu tranh ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những hiệu quả cao. 

Các ban, ngành chức năng của tỉnh đã định hướng và bám sát sự phát triển của doanh nghiệp để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với cơ chế, chính sách ưu đãi và lợi thế của địa phương; qua đó, tạo chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển về mọi mặt. 

Có thể thấy, Cuộc vận động đã tác động tích cực đối với người tiêu dùng, thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt. Đặc biệt, tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước. 

Qua khảo sát, nhóm hàng hóa sản xuất trong nước đang được người dân trong tỉnh ưa chuộng hơn so với những năm trước như: sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép 80% người tiêu dùng ưa chuộng; các sản phẩm đồ gia dụng trên 40%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất trên 45%; nhóm hàng thực phẩm, rau quả là trên 58%... 

Về phần mình, các doanh nghiệp đã ý thức được ý nghĩa của Cuộc vận động là cơ hội để nâng cao uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội sản xuất, kinh doanh tại thị trường nội địa. Sản phẩm hàng hóa được cải thiện đáng kể về mẫu mã, chất lượng trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từng bước thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng Việt. 

Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã nhận thức đánh giá về tầm quan trọng của thị trường trong nước và đã có tiếng nói đồng thuận trong quá trình xây dựng, thực thi cơ chế, chính sách kiểm soát hàng hóa, phát triển thị trường trong nước, kiểm tra kiểm soát thị trường để bảo vệ cho hàng hóa, thị trường nội địa. 

Để tiếp tục triển khai Cuộc vận động và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Cuộc vận động phải nâng cao trách nhiệm của mình, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam; xác định Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Trần Minh

Tags Kết luận 107-KL/TW Yên Bái sản xuất kinh doanh người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ thương hiệu hàng lậu hàng giả hàng nhái

Các tin khác

Sáng 23/11, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội chữ thập đỏ (CTĐ) do đồng chí Nguyễn Phước Lộc - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái.

Ngày 23/11, Viện Khoa học tổ chức, cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm tuyển chọn cán bộ của các nước và thực tiễn tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX sắp diễn ra, vừa qua, Tổ đại biểu HĐND Tỉnh Yên Bái do bà Hoàng Thị Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri 2 xã Hưng Thịnh và Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.

Sáng 23/11, Bộ Nội vụ khai mạc Lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long dự tại điểm cầu Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục