Sáng 16-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
|
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái bấm nút thông qua các luật tại Kỳ họp thứ Ba.
|
Về 2 vấn đề lớn Chính phủ xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì; cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức chủ trì và tác giả như đã thể hiện trong dự thảo Luật; đồng thời tán thành không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chính phủ đã có văn bản thống nhất nội dung tiếp thu, chỉnh lý về các vấn đề này.
Về tác giả, đồng tác giả, quyền nhân thân, có ý kiến đề nghị Điều 12a cần quy định một số tiêu chí định lượng xác định "đồng tác giả”, như tỷ lệ thời gian người đó đóng góp tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh.
Kết quả biểu quyết tại Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khoản 1 Điều 12a của dự thảo Luật đã quy định nhiều tiêu chí để xác định đồng tác giả, gồm tiêu chí về số lượng (từ 2 người trở lên), về tính chất (cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm), sự thống nhất ý chí (cùng chủ ý tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh tác phẩm); khoản 2 và khoản 3 Điều 12a đã quy định về trường hợp không phải là đồng tác giả và cơ chế thực hiện quyền nhân thân, quyền tài sản đối với các đồng tác giả để bảo đảm chặt chẽ, thuận lợi trong quá trình thực thi quyền tác giả.
Thực tiễn thi hành pháp luật cũng như tham khảo pháp luật các nước cho thấy, không có cơ sở để quy định tỷ lệ thời gian đóng góp để xác định đồng tác giả. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Luật.
Về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn phạm vi miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b là bồi thường thiệt hại bằng tiền và chi trả án phí, lệ phí trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại Điều 198b của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa quy định tại Điều 12.55 của Hiệp định EVFTA.
Điều này không giới hạn phạm vi miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian về bồi thường thiệt hại bằng tiền và chi trả án phí, lệ phí. Quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại bằng tiền chỉ được quy định tại Hiệp định CPTPP nhưng nội dung này đang tạm đình chỉ thực hiện.
(Theo ANTĐ)
Năm 2021, Đảng bộ huyện kết nạp 242 đảng viên (đạt 105% kế hoạch); năm 2022, đến nay đã kết nạp được 82 đảng viên/kế hoạch 230 đảng viên, bằng 40% kế hoạch năm và đang tiếp tục thẩm tra xác minh hồ sơ 37 đối tượng để đề nghị kết nạp trong tháng 5/2022.
Những ngày này, không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện sôi nổi hưởng ứng.
Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng xây dựng đã tham mưu với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo công an và cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng, cơ bản, chiến lược, tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
Ngày 15/6, Công ty Điện lực Yên Bái đã tổ chức gặp mặt lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022).