Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa Luật Đất đai vào đầu năm 2023

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/10/2022 | 2:57:44 PM

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Theo kế hoạch, dự án Luật đất đai (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022), cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2023) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2023).

Sau khi được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về những vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) sau kỳ họp thứ 4 và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật tại phiên họp thứ 18 (tháng 12-2022).

Thời gian lấy ý kiến nhân dân dự kiến trong khoảng từ tháng 1 đến 2-2023. Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo. Song "có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung lớn của dự án luật, các vấn đề trong quá trình soạn thảo, Quốc hội thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người dân về đất đai được dư luận quan tâm".

Các vấn đề lớn xin ý kiến nhân dân sẽ thể hiện bằng văn bản được trình bày dễ hiểu, kèm theo lý lẽ, lập luận.

Đồng thời với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau có thể nêu hai phương án để xin ý kiến, nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án.

Việc thực hiện lấy ý kiến nhân dân được thực hiện dưới các hình thức: góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thông qua cổng thông tin điện tử và các hình thức phù hợp khác.

Kế hoạch cũng nêu rõ yêu cầu, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.

Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác; phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Yêu cầu đặt ra đối với dự án Luật đất đai (sửa đổi) là thể chế hóa đúng, đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp.

Đặc biệt là 8 nhóm vấn đề trọng tâm trong hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định trong nghị quyết số 18 của trung ương.

Cụ thể gồm đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai.

Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích.

(Theo TTO)

Các tin khác
Quang cảnh lớp tập huấn.

Ngày 4 và 5/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng cho đối tượng là chủ nhiệm UBKT các đảng ủy và cán bộ được phân công phụ trách công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của chi bộ trực thuộc các Đảng bộ huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Thị ủy Nghĩa Lộ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2022), cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân mọi miền đất nước không chỉ “khắc cốt, ghi tâm”, tôn vinh những công lao to lớn, những cống hiến đặc biệt xuất sắc của “Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam” - “Vị trướng huyền thoại của dân tộc” đã cùng với Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân lập nên những chiến công vang dội trong thế kỷ XX, làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam và Quân đội anh hùng.

Tăng cường phòng, chống tham nhũng. (Hình minh họa)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh ngay những khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng; kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng…

Sáng 4/10, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái khai mạc Lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho 122 học viên là Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục