Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2022 | 11:31:19 AM

YênBái - Thảo luận tại tổ sáng 2/11 về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), các ý kiến đều cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế, về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục vướng mắc, bất cập, đảm bảo phù hợp với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế và phù hợp với cam kết của quốc tế.


Về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục duy trì đối tượng điều chỉnh người tiêu dùng là không chỉ là các cá nhân mà bao gồm cả các tổ chức. 

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung làm rõ thêm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp mua các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là bất động sản nói chung, trong đó có bất động sản, nhà ở. Thực tế nó xảy ra trường hợp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư bán cho người tiêu dùng, các căn hộ chung cư có giá trị rất lớn, bảo đảm về chất lượng, về quy chuẩn, tiêu chuẩn nhưng do xây dựng không phép hoặc sai phép nên không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gây thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng

Đại biểu Duy đề nghị bổ sung làm rõ quy định về bảo vệ quyền Luật người tiêu dùng trong trường hợp chỉ có một tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ, sản phẩm dẫn đến làm hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của người tiêu dùng trong việc đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ như các dịch vụ về điện, nước, viễn thông hay là bảo vệ môi trường… 

Đại biểu cho rằng trong trường hợp này cần có vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc có thể kiểm tra, thanh tra để bảo đảm giá dịch vụ, sản phẩm do nhà cung cấp đưa ra là hợp lý và đấy cũng chính là cái cách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mà không có lựa chọn khác.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, đại biểu Khang Thị Mào đề nghị bổ sung người nghèo vào nhóm những người dễ bị tổn thương vì theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 cho thấy, người nghèo đã được liệt kê trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bên cạnh trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ con dưới 12 tháng, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo. 

Việc đơn hàng nghèo vào nhóm dễ bị tổn thương thể hiện tính nhân văn, tính thống nhất luật và trong thực tế ở nước ta người nghèo còn được xem là dễ bị tổn thương hơn bất kỳ nhóm nào khác. 

Đại biểu Mào nêu quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng, nếu nói rằng người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng có nghĩa vụ lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có thể thấy quy định này thuộc nghĩa vụ của công dân là chưa hợp lý và đó chính là quyền của công dân trong tiêu dùng chứ không phải nghĩa vụ bởi quyền là được hưởng lợi ích chính đáng và không bị bắt buộc thực hiện. 

Bày tỏ băn khoăn với một số điểm trong quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng, đại biểu Triệu Thị Huyền nêu thực tế có một số loại hàng hóa mà người tiêu dùng lựa chọn, để có thể kiểm tra ngay bằng mắt hoặc là xác định ngay được cái chất lượng cũng như là cái hiệu quả của sản phẩm thì nó cũng rất là khó. Ví dụ như các thực phẩm chức năng hoặc là các loại mỹ phẩm, muốn kiểm tra ngay cái công cụ như là chất lượng, hiệu quả thì chúng ta cũng cần phải có chuyên môn, cần phải có khoa học chúng ta mới có thể đánh giá được, hoặc là chúng ta phải trải qua một cái thời gian mà chúng ta sẽ tương đối là lâu dài chúng ta mới phát huy được. 

"Chính vì vậy tôi cho rằng cái quan trọng nhất ở đây là chúng ta vẫn cần phải có cái sự quản lý tốt về cái chất lượng của sản phẩm trước khi mà chúng ta đưa ra lưu hành vào thị trường thay vì cái việc mà chúng ta quyết định như thế này trong dự thảo luật để cho người dùng lựa chọn và tự thực hiện nghĩa vụ của mình, tôi thấy nó cũng chưa thực sự là hợp lý lắm, cần có sự cân nhắc thêm" - đại biểu Huyền phát biểu ý kiến. 

Đối với Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách phát triển giao dịch điện tử, trong đó cần bổ sung nội dung nhà nước có biện pháp để bảo đảm an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các giao dịch điện tử, đặc biệt là các giao dịch điện tử mà có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho người dân hoặc doanh nghiệp tham gia giao dịch như giao dịch qua ngân hàng. mua bán online… Đặc biệt, các dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì rất cần vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn; từ việc là an ninh, an toàn về thông tin của người tiêu dùng đến việc bảo đảm an ninh, an toàn liên quan đến tài sản và quyền lợi của người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử. 
 
Minh Quang (lược ghi)

Tags đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV thảo luận nội quy kỳ họp Triệu Thị Huyền thảo luận Đỗ Đức Duy Khang Thị Mào

Các tin khác

Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và triển khai nhiệm vụ tháng 11/2022.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Truyền thông Trung Quốc đánh giá cao những kết quả mà hai bên đạt được sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái trao đổi cùng đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái tham quan Tòa nhà Quốc hội.

Thông qua hoạt động dự thính phiên họp của Quốc hội, các đại biểu được chứng kiến một phiên họp của Quốc hội khoa học, dân chủ, trách nhiệm, khách quan để các đại biểu học tập, vận dụng vào việc điều hành các phiên họp của HĐND các cấp. Cùng đó, mỗi đại biểu đều ý thức hơn vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử trước cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao Huân chương Hữu nghị tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 - 1/11/2022, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục