Khảo sát về phòng chống tham nhũng: Bất cập từ văn bản pháp luật

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/1/2009 | 12:00:00 AM

Dự án “Phòng chống tham nhũng (PCTN)- Đánh giá hiện tượng và xây dựng năng lực PCTN cho các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng nông thôn” do PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) làm Trưởng dự án thực hiện dựa trên điều tra phiếu hỏi gần 500 cá nhân là cán bộ các tổ chức xã hội dân sự và người dân tại 18 xã phường thuộc 9 tỉnh trên cả nước.

Mặc dù kết quả khảo sát của dự án chưa mang tính đại diện, tiêu biểu về việc đánh giá thực thi Luật PCTN 2 năm qua, nhưng cũng là những số liệu đáng để các cơ quan chức năng tham khảo…

Quản lý đất đai, công trình xây dựng: dễ xảy ra tham nhũng
 
Kết quả khảo sát ý kiến người dân ở khu vực nông thôn tại 9 tỉnh, thành của nhóm thực hiện dự án cho thấy: lĩnh vực quản lý đất đai có tỷ lệ tham nhũng cao nhất, tiếp đến là các lĩnh vực lập dự án, công trình xây dựng; cấp phép, thuế, lệ phí, quỹ, hải quan…

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cho biết: Phân tích số liệu điều tra với từng tỉnh cho thấy trong quản lý đất đai, tại Lào Cai, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An có đến trên 90% số người cho là có tham nhũng; tại Thái Bình, Đà Nẵng và Lâm Đồng tỷ lệ trên là 80%.

Trong lĩnh vực thực hiện các dự án, công trình xây dựng, 2 tỉnh Lâm Đồng và Bà Rịa – Vũng Tàu có đến trên 90% ý kiến cho là có tham nhũng; 5 tỉnh TP: Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình, Đà Nẵng và Lào Cai, tỷ lệ trên là 80%. Hai tỉnh còn lại (Hà Giang và Long An) cũng trên 70%. Trong lĩnh vực hải quan, Lào Cai có 62,7% ý kiến cho là có tham nhũng. Trong lĩnh vực điều tra xét xử, thi hành án, TP Hà Nội có 50,77% ý kiến cho rằng có tham nhũng…

Nguyên nhân mà nhóm nghiên cứu đưa ra là do những bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế kiểm soát quyền lực của cán bộ công chức chưa phát huy hiệu quả. Các văn bản về PCTN có nội dung quy định người đứng đầu các cấp đồng thời là trưởng ban chỉ đạo PCTN, nhưng các ý kiến được khảo sát đều cho rằng như vậy sẽ làm cho việc chống tham nhũng có “vùng cấm”…

Tổ chức xã hội dân sự chưa phát huy vai trò

Ông Phan Bá (Vụ 08, Vụ Công tác phía Nam Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN) chia sẻ: cán bộ công chức không hiểu luật cũng là một trong những trở ngại trong công tác PCTN.

Ông kể: “Tôi đi giảng bài cho 2 lớp với gần 400 cán bộ công chức, hầu hết là cán bộ từ cấp xã đến huyện về PCTN. Thế nhưng khi được hỏi thì hầu hết những cán bộ này vẫn chẳng biết gì về tham nhũng. Thậm chí ngay cả 12 hành vi tham nhũng trong luật đã quy định, họ cũng không nắm bắt được”.

Qua khảo sát, nhóm các nhà khoa học trên cũng nêu rõ những hạn chế trong công tác PCTN, đặc biệt là việc phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.

Theo đó, Hội Cựu chiến binh thực hiện PCTN đạt mức 75,48%, tổ chức Đảng 67,3%, Công đoàn 50%, Đoàn Thanh niên 33%... Những tổ chức đoàn thể xã hội lớn khác như phụ nữ, nông dân, công đoàn chưa phát huy hiệu quả. Vai trò trong PCTN của MTTQ các cấp cũng vẫn còn hình thức, chủ yếu chỉ là tuyên truyền chính sách… 

 

5 khuyến nghị cụ thể của nhóm khảo sát

- Thành lập tổ chức PCTN độc lập từ trung ương đến địa phương mà Trưởng ban PCTN các cấp không là thủ trưởng chính quyền với những cơ chế cụ thể, có quyền lực thực sự.
 
- Đảng viên vi phạm cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Thúc đẩy cải cách hành chính nhằm loại bỏ dần cơ chế xin- cho.
 
- Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở cần được đẩy mạnh bằng cách tiến hành định kỳ lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp, tiến tới cơ chế dân trực tiếp bầu chức danh lãnh đạo chính quyền các cấp theo nhiệm kỳ.
 
- Thực hiện việc đặt hòm thư phát hiện tham nhũng tại trụ sở làm việc của Ủy ban MTTQ các cấp, dân được tham dự các buổi tiếp xúc cử tri, tiến hành thường xuyên việc kiểm soát thu nhập của công chức nhà nước...
 
- Cán bộ chính quyền có trách nhiệm đối thoại, chia sẻ, lắng nghe ý kiến các tổ chức xã hội dân sự và người dân để phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng một cách hiệu quả, từng bước xóa bỏ phương thức “kính chuyển” trong hoạt động tiếp dân.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Sáng 12.1, Hội nghị thường niên lần thứ 17 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-17) đã khai mạc tại thủ đô Vientiane (CHDCND Lào), với sự tham dự của hơn 240 đại biểu đại diện 23 nghị viện thành viên.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà tặng thưởng cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tổ chức những ngày lễ lớn năm 2008.

YBĐT - Ngày 9/1, Ban tổ chức những ngày lễ lớn của tỉnh Yên Bái đã tổ chức Tổng kết những hoạt động Kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2008, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2009. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức những ngày lễ lớn chủ trì.

YBĐT - Quý IV là thời điểm các ngành, các địa phương tập trung mọi nguồn lực nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra trong năm 2008.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: các bên liên quan cần duy trì ổn định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục