Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội nghị giải trừ quân bị năm 2009

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/1/2009 | 12:00:00 AM

Việt Nam sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội nghị giải trừ quân bị gồm 65 quốc gia thành viên, trong đó có 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân, tại Geneva trong kỳ họp đầu (19/1/2009-15/2/2009).

Hội nghị giải trừ quân bị được thành lập vào năm 1979 theo thoả thuận của các nước thành viên Liên Hợp Quốc, là cơ quan thương lượng giải trừ quân bị đa phương duy nhất, ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, nên có ý nghĩa thiết yếu đối với sự sống còn của nhân loại.

 

Ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Chủ tịch Hội nghị, cho biết mỗi năm Hội nghị giải trừ quân bị làm việc trong 24 tuần, chia làm 6 kỳ và mỗi kỳ sẽ do một nước thành viên làm Chủ tịch, luân phiên theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

 

Hoạt động của Hội nghị giải trừ quân bị rất đa dạng, từ nghiên cứu, hợp tác với các chuyên gia hoặc tổ chức khác, thảo luận để trao đổi quan điểm và tiến hành thương lượng.

 

Hầu hết các điều ước quốc tế đa phương quan trọng được ký kết từ sau Chiến tranh Thế giới II tới nay là kết quả của các cuộc thương lượng tại Hội nghị giải trừ quân bị và các tổ chức tiền thân, trong đó có Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Công ước về việc cấm việc sử dụng các biện pháp làm biến đổi khí hậu vì mục đích quân sự và các mục đích thù địch khác, Công ước về cấm vũ khí vi trùng, Công ước về cấm vũ khí hoá học và gần đây nhất là Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ký vào năm 1996.

 

Phiên khai mạc Hội nghị sắp tới sẽ diễn ra ngày 20/1 tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham vấn song phương với hầu hết các nước thành viên, ông Trung cho biết thêm.

 

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Ngày 16-1, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu tại hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 6 (khóa VI) nhằm đánh giá về kết quả công tác mặt trận năm 2008 và chương trình hành động năm 2009 cũng như phối hợp công tác giữa mặt trận và Chính phủ.

Chế biến gỗ rừng trồng tại Doanh nghiệp Tuấn Hưng ở thị trấn Yên Bình (Yên Bình).

YBĐT - Năm 2008, ngoài việc phối hợp với các ban giám sát, thẩm định các báo cáo, tờ trình của UBND huyện và các ngành trình trước kỳ họp, Thường trực HĐND huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức được 21 cuộc giám sát tại một số cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn về việc triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết HĐND tại kỳ họp thứ X đề ra.

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bắt đầu phiên họp thứ 16, với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và các Phó Chủ tịch QH. Ðại diện các bộ, ban, ngành liên quan đến dự.

Nhận lời mời của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư Ðảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch QH Vương quốc Campuchia đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục