Qui trách nhiệm của cán bộ cơ sở vào Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2012 | 4:39:06 PM

YBĐT - Đó là ý kiến của ông Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Yên Bái tham gia vào Dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai chiều 8/11. Buổi sáng Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Về Dự luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, nhiều đại biểu quan tâm việc lấy tên của luật. Có ý kiến đại biểu cho rằng chỉ nên ghi tên luật là “Luật phòng, tránh thiên tai” riêng cụm từ “giảm nhẹ” đưa vào như tên luật là không hợp lý. Và theo như một số ý kiến đại biểu, nên lấy tên luật là “Luật Phòng chống thiên tai” sẽ phù hợp hơn cả.
 
Đóng góp ý kiến vào dự luật này, đại biểu QH tỉnh Yên Bái Dương Văn Thống đề nghị ban soạn thảo bổ sung, làm rõ một số điểm về từ ngữ, trách nhiệm của các cấp trong dự luật.

Về giải thích từ ngữ (điều 3), đại biểu đề nghị luật nghiên cứu thêm khái niệm rét đậm, rét hại, qui định nhiệt độ thế nào?. Trong điều này luật cũng nên làm rõ “dịch bệnh” có phải là thiên tai. Bởi hiện nay dịch bệnh xảy ra lớn và thường xuyên cũng như thiên tai lũ lụt... Trong Điều 27, dự luật cũng nên bổ sung qui định ứng phó với rét đậm, rét hại.

Về trách nhiệm của UBND các cấp (điều 42), đại biểu đề nghị luật cần qui định: Khi có thiên tai thì UBND các cấp phải có trách nhiệm báo cáo chứ không chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới báo cáo. Đồng thời, trách nhiệm của cán bộ cơ sở (trưởng thôn, bản, tổ dân phố, phum, sóc…) phải được qui định trong luật. Bởi cán bộ cơ sở là cánh tay dài của chính quyền địa phương, bộ phận này cũng được hưởng trợ cấp của Nhà nước. 

Trên thực tế, nhiều thôn, bản ở xa trung tâm xã khi có dịch bệnh, thiên tai xảy ra cán bộ cơ sở là người nắm bắt đầu tiên. Do đó, cần bổ sung thêm một điều qui trách nhiệm các đối tượng này trong luật. Điều này sẽ giúp chính quyền địa phương kịp thời báo cáo cấp trên và xử lý, giải quyết khi có thiên tai xảy ra.

Đối với dự Luật Khoa học và công nghệ, các đại biểu cho rằng, báo cáo thẩm tra của QH không nói đến tính hoàn thiện của luật. Bởi trong dự luật có tới 14 trên tổng số 80 điều được để lại chờ nghị định của Chính phủ qui định, do vậy cần phải cân nhắc lại để luật hoàn thiện hơn.

Ở chương về tổ chức Khoa học và công nghệ không nêu bật được quan điểm chung của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, còn quá hành chính hóa không thu hút được vốn chất xám của nhà khoa học; Dự luật cũng chưa có qui định theo hướng gắn giảng dạy, đào tạo sinh viên với nghiên cứu khoa học.

Vấn đề tài chính cũng được nhiều đại biểu băn khoăn. Theo như dự luật, từ điều 60 trở đi đều nêu việc hình thành quĩ nhưng qui chế quản lý quĩ thì chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn sau này khi thực hiện luật. Về hình thức để nâng cao đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa được dự luật đề cấp đến.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Buổi sáng 8/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, QH đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2013.

Trên cơ sở Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 do Đoàn thư ký kỳ họp trình bày, đã 459 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm 92,7% tổng số đại biểu QH. Kết quả, đã có 457 đại biểu, chiếm 91,77% ý kiến tán.

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 được thông qua nêu rõ: Năm 2013, Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lòng tin thị trường và xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, đẩy mạnh ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. 

Cũng trong chương trình làm việc sáng 8/11, QH đã thảo luật về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2013. Các đại biểu nhận thấy, vì số lượng các vấn đề cần giám sát rất lớn, việc lựa chọn nội dung đưa vào chương trình giám sát của QH cần dựa trên các tiêu chí cơ bản.

Về nội dung giám sát phải gắn với công tác xây dựng pháp luật và nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và không trùng các chuyên đề QH, Ủy ban Thường vụ QH giám sát trong thời gian gần đây. Chương trình giám sát bảo đảm cân đối giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với khả năng thực hiện của các cơ quan được Ủy ban Thường vụ QH dự kiến giao chủ trì giám sát.

Huy Văn

Các tin khác
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép.

Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng LB Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép cùng bày tỏ tin tưởng như vậy trong cuộc hội đàm diễn ra sáng 7-11 tại Trụ sở Chính phủ.

Ông B.Obama tái đắc cử.

Lãnh đạo Việt Nam, gửi tới ông Obama lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Ngài được bầu lại làm Tổng thống Mỹ.

Ngày 7/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012, trong đó bao gồm những nội dung quan trọng về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém; hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu;...

YBĐT - Ngày 7/11, QH khóa XIII các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ QH về kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục