Người được lấy phiếu tín nhiệm có phải trả lời bằng văn bản

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/11/2012 | 5:14:23 PM

YBĐT - Thảo luận tại hội trường sáng 10/11 về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Giàng A Chu - Đoàn đại biểu QH tỉnh Yên Bái cho rằng: Người được lấy phiếu tín nhiệm có phải trả lời bằng văn bản. 

Đại biểu Giàng A Chu phát biểu tại phiên thảo luận sáng 10/11.
Đại biểu Giàng A Chu phát biểu tại phiên thảo luận sáng 10/11.

Qua thảo luận, đa số các đại biểu cho rằng dự thảo nghị quyết quy định việc mở rộng phạm vi những người được lấy PTN đối với tất cả những người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn bao gồm các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH, các ban của HĐND… là không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức.

Các đại biểu đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Đại biểu Giàng A Chu phát biểu: "Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo nghị quyết, tôi xin đóng góp một số ý kiến bổ sung vào dự thảo. Về phạm vi, đối tượng lấy PTN, tôi tán thành việc QH lấy PTN đối với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, lãnh đạo QH, các ủy viên Ủy ban thường vụ của QH, Thủ tướng, Phó thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toàn Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH chỉ lên lấy PTN đến các chức danh chủ chốt (phó chủ tịch, phó chủ nhiệm và các thành viên chuyên trách) mà không lấy PTN đối với các thành viên kiêm nghiệm. Bởi các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, phần lớn thời gian hoạt động dành cho đơn vị, địa phương nên việc lấy PTN là rất hình thức không cần thiết.

Đối với HĐND cũng chỉ nên lấy PTN đối với chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực, trưởng và phó ban HĐND, các chức danh khác của UBND tỉnh do HĐND phê chuẩn thì cần thiết lấy PTN. Còn thành viên các ban HĐND thì không nên lấy PTN vì cũng sẽ rất hình thức.

Về qui trình lấy PTN, tôi đề nghị có nên qui định trong Nghị quyết là các đại biểu QH, đại biểu HĐND có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đến người được lấy PTN đề nghị làm rõ nội dung đánh giá không? Và có nên qui định người được lấy PTN phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với các yêu cầu của đại biểu QH, HĐND?

Những nội dung này tôi đề nghị QH nghiên cứu kỹ. Nếu qui định như vậy thì rất phức tạp có thể dễ bị lợi dụng và các thông tin khó kiểm soát, đồng thời làm mất thời gian cả đôi bên. Và như vậy, việc trả lời bằng văn bản rồi thì có còn bị chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp QH, HĐND nữa hay không? Tất nhiên việc chất vấn bấy lâu nay làm rất hiệu quả nên duy trì nhưng còn vấn đề tôi vừa nêu thì không nên qui định trong nghị quyết này.

Về qui trình lấy PTN, Nghị quyết của QH chỉ nên qui định Ủy ban thường vụ QH, thường trực HĐND thông báo việc lấy PTN tại kỳ họp gồm những đối tượng nào. QH, thường trực HĐND qui định lấy PTN trong chương trình kỳ họp và các đại biểu QH, HĐND thể hiện bằng bỏ phiếu kín.

Đối với mức độ lấy PTN, dự thảo nghị quyết nêu 4 mức tín nhiệm (cao, trung bình, thấp và không thể hiện ý kiến) thực  hiện như vậy tưởng rằng kỹ nhưng phiếu sẽ bị phân tán, khó có kết quả như mong muốn.

Mục đích lấy PTN chủ yếu thăm dò tín nhiệm, kết quả phản ánh được người do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có tín nhiệm hay không tín nhiệm là được. Do vậy, tôi đề nghị QH nên xem xét qui định 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm là được. Về qui định thời hạn lấy PTN, không nhất thiết phải lất PTN hàng năm mà chỉ nên qui định mỗi nhiệm kỳ của QH, HĐND tổ chức lấy PTN 2 lần là phù hợp.

Đối với vùng dân tộc và vùng nhạy cảm thì việc tổ chức lấy PTN đối với người do HĐND bầu hoặc phê chuẩn tôi cho rằng cần phải thận trọng, nhất là ở cấp xã.

Chúng ta biết đối với cấp T.Ư, cấp tỉnh, huyện tổ chức lấy PTN là để phân loại nhưng cấp cơ sở phải tính toán kỹ, tuân thủ qui trình chặt chẽ, tránh bị lợi dụng. Căn cứ tình hình thực tế, nếu thuận lợi thì tổ chức lấy PTN. Còn tình hình không thuận thì cũng không nên tổ chức lấy PTN đối với các chức danh do HĐND xã phê chuẩn".

Chiều cùng ngày, sau khi QH thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2013 với đa số phiếu tán thành, các đại biểu tiếp tục thảo luận cho ý kiến về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

Huy Văn

Các tin khác

YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 82 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2012), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh Yên Bái đã tổ chức gặp mặt thân mật với các vị đại diện tiêu biểu các dân tộc thiểu số trong 2 năm (2010 - 2011).

Đại sứ Lê Hoài Trung.

Ủy ban về các vấn đề văn hóa, xã hội và nhân đạo của Liên hợp quốc (Ủy ban 3) vừa tiến hành phiên thảo luận rộng về đề mục “Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người” tại trụ sở của tổ chức này ở thành phố New York với sự tham dự của đông đảo các đại diện đến từ 193 quốc gia thành viên.

Các đại biểu dự Hội nghị tập huấn.

YBĐT - Ngoài truyền đạt kỹ năng, phương pháp thông qua các chuyên đề, Hội nghị tập huấn đã dành thời gian để đại biểu thảo luận nêu những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở để các giảng viên tập hợp, giải đáp...

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị thông báo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với các vị nguyên là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục