Tây Nguyên mở hội đón Bác Hồ

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/12/2012 | 8:01:44 AM

Tối 9-12, tại TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Đây là công trình mang ý nghĩa chính trị hết sức lớn lao, thể hiện tình cảm sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên với Bác Hồ kính yêu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn trước tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn trước tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc... cùng đông đảo nhân dân khu vực Tây Nguyên đã đến dự để chung vui cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Trong không gian mở, Quảng trường Đại Đoàn Kết, tượng Bác nổi bật trên nền hoa sen cách điệu của bức phù điêu, ngọn núi Hàm Rồng và giàn cồng chiêng lớn (mỗi giàn 11 chiếc; chiếc lớn nhất đường kính 2m và nặng đến 700kg); cụm núi đá bazan, với 54 trụ đá biểu tượng của 54 dân tộc anh em quây quần bên Bác; bức thư Bác gửi “Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, họp tại Pleiku” vào ngày 19-4-1946 được khắc trên đá.

Tại lễ khánh thành đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc, với chủ đề Đón Bác Hồ về với Tây Nguyên. Chương trình gồm 4 chương: Mặt trời trên đỉnh H’rông, Công ơn trời biển, Cây Kơnia chỉ uống một suối nguồn và Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn. Đây là chương trình thanh sử kịch đặc sắc, sử dụng chất liệu âm nhạc Tây Nguyên, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và con người Tây Nguyên giàu bản sắc văn hóa.

Các nghệ sĩ, ca sĩ của Đoàn ca múa nhạc Đam San (Gia Lai) và các đoàn nghệ thuật trong nước đã diễn hết mình trong đêm hội. Chương trình nghệ thuật đã nêu bật tình cảm của Bác Hồ với đồng bào Tây Nguyên, cũng như tình cảm của đồng bào Tây Nguyên với Bác Hồ; tinh thần đoàn kết các dân tộc trong chiến đấu và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên trước tượng đài Bác Hồ.

 

Một tiết mục múa cồng chiêng trong lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.

Đồng chí Hà Sơn Nhin, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, đây là một công trình lịch sử - văn hóa mang tầm thời đại của địa phương; một biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác, là di sản văn hóa vô giá để lại cho hôm nay và mãi mãi mai sau.

Diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi lễ khẳng định, dù Bác Hồ chưa có dịp vào Tây Nguyên, song tình cảm của Bác dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất sâu đậm và đồng bào Kinh, Ba Na, Ja Rai, Ê Đê, hay Xơ Đăng, M’nông vẫn một lòng thương nhớ và hướng về Bác.

Bộ Chính trị đã quyết định xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai để thỏa lòng mong nhớ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác. Vào thời điểm cuối năm, công trình được khánh thành, là món quà quý mà Trung ương dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công trình tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên sẽ là công trình văn hóa đầy ý nghĩa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; hướng nhân dân Tây Nguyên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đi theo con đường của Bác, để đưa đất nước Việt Nam phát triển, ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Tượng đài được khởi công xây dựng từ ngày 3-10-2010, dựa trên mẫu sáng tác của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua. Công trình bao gồm tượng Bác bằng chất liệu đồng nguyên chất, cao 10,8m, bệ tượng cao 4,5m, phù điêu sau tượng làm bằng chất liệu đá tự nhiên chiều cao 11m, dài 58m, với hình hoa sen cách điệu, trên bức phù điêu khắc họa hình ảnh cuộc sống lao động, chiến đấu và xây dựng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Công trình được xây dựng trên diện tích 9ha của Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trồng cây lưu niệm tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku.

* Ngày 9-12 (nhằm 26-11 âm lịch), lễ giỗ lần thứ 83 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã được tổ chức trọng thể tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái và tham gia nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn...

Lễ giỗ diễn ra trong 3 ngày (9 đến 11-12) với các hoạt động như khánh thành Đền thờ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; triển lãm 200 tài liệu tìm hiểu về cụ Phó Bảng và tài liệu tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người Đồng Tháp...

(Theo SGGP)

Các tin khác
Phó Bí thư Thường trực - Dương Văn Thống chụp ảnh cùng Đoàn đại biểu đại diện tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Yên Bái

YBĐT - Ngày 9 /12, đồng chí Dương Văn Thống, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Đoàn đại biểu đại diện tuổi trẻ các dân tộc tỉnh tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 - 2017) sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14/12.

YBĐT - Đảng bộ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng)/ Hội nghị gặp mặt các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái/ Hội nghị giao ban Cụm thi đua công tác Hội chữ thập đỏ 6 tỉnh miền núi Tây Bắc tổ chức tại tỉnh Yên Bái... và một số thông tin khác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2012. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Ngày 7/12, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2012.

Đoàn Ủy ban Điều phối ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia làm việc tại Hội nghị

Sáng nay, 7-12, tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), Hội nghị Uỷ ban Điều phối chung lần thứ 8 khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam đã chính thức khai mạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục